ClockChủ Nhật, 28/04/2019 06:08

Làm cho Đảng “là đạo đức, là văn minh”

TTH - Xây dựng và chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng “là đạo đức, là văn minh” như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm xưa đang là đòi hỏi cấp thiết hôm nay. Để xứng đáng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, phẩm chất đạo đức và trí tuệ của những nhà lãnh đạo cấp chiến lược phải được bảo đảm và chứng nghiệm. Chúng ta đang giải quyết những vấn đề đó qua việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa XII.

Bồi dưỡng đối tượng Đảng cho 56 đoàn viên ưu túHương Thủy: Tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch

Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III, TS Vũ Anh Tuấn trao giấy chứng nhận cho các học viên hoàn thành lớp bồi dưỡng cán bộ dự nguồn cấp ủy và cán bộ chủ chốt cấp tỉnh

Những yêu cầu cấp thiết

Cùng với sự đúng đắn của đường lối, sự chặt chẽ và hiệu quả của hệ thống tổ chức, yếu tố thứ ba làm nên sức mạnh của Đảng được xác định là phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ vai trò của đội ngũ cán bộ cũng như tầm quan trọng công tác cán bộ của Đảng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Khi chúng ta xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt thì công tác cán bộ là vấn đề then chốt của nhiệm vụ then chốt và việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cần được coi là cốt lõi của vấn đề then chốt, là khâu quyết định để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng. 

Điều đặc biệt quan trọng đối với những nhà lãnh đạo cấp chiến lược là phải có đạo đức, nhân cách, tác phong mẫu mực. Điều này có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, tình cảm của quần chúng nhân dân, của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thậm chí họ đánh giá mức độ tốt - xấu của Đảng qua sự nhìn nhận đánh giá mức độ tốt - xấu của những người lãnh đạo. Nhân dân đang đòi hỏi những nhà lãnh đạo phải là những người đi đầu, làm gương, quyết tâm xóa bỏ quan liêu, tham nhũng đang lan tràn trong xã hội ở những cán bộ có chức, có quyền. Điều này cũng là xây dựng lại hình ảnh tốt đẹp của Đảng.

Vấn đề đầu tiên đang đặt ra đối với công tác cán bộ của Đảng hiện nay là phải làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, loại bỏ những nhân tố đang trở thành nguy cơ của Đảng, không để lọt những phần tử cơ hội, tham nhũng vào những cơ quan lãnh đạo, thay thế kịp thời những cán bộ lãnh đạo sa sút về phẩm chất, yếu kém về năng lực. Yêu cầu thứ hai là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở tầm vĩ mô có tư duy sắc bén, nhạy bén nắm bắt cái mới, có sức sáng tạo, theo kịp với sự biến đổi của thời đại. Sự nghiệp phát triển đất nước trong giai đoạn mới còn đòi hỏi những nhà lãnh đạo cấp chiến lược phải có năng lực tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển đường lối đổi mới và phát triển đất nước.

Cùng với việc xây dựng đội ngũ lãnh đạo cấp chiến lược, việc bồi dưỡng lớp cán bộ trẻ kế tiếp có vai trò quan trọng, bảo đảm tính kế thừa và phát triển giữa các thế hệ cách mạng không bị hẫng hụt, đứt gãy về tư tưởng cũng như về con người. Thế hệ cán bộ trong tương lai cần và phải đón bắt được sự phát triển của khoa học - công nghệ và khoa học xã hội. Đó là đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống. Đảng cần thông qua hoạt động thực tiễn để phát hiện những đảng viên có triển vọng, bồi dưỡng họ trở thành cán bộ, từng bước khắc phục tình trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đương nhiệm thì yếu, đội ngũ cán bộ kế cận thì thiếu như đang tồn tại hiện nay.

Nhìn rõ thực trạng và đã có giải pháp quyết liệt

Hiện nay, đội ngũ cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ của Đảng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Số cán bộ, đảng viên thực sự phát huy vai trò đầu tàu gương mẫu còn thấp - mới chỉ là điển hình chứ chưa phải là phổ biến. Nhiều cán bộ, đảng viên có kết quả phấn đấu công tác, học tập không cao hơn quần chúng.

Chính sách cán bộ còn nhiều thiếu sót, bất hợp lý. Tình trạng “thân quen”, “ô dù” khá phổ biến trong việc bổ nhiệm, sử dụng cán bộ dẫn đến hiện tượng “chạy chức, chạy quyền”, “mua quan bán chức” diễn ra tại các vị trí “có thể” bổ nhiệm. Trong khi đó nguồn bổ sung cán bộ cho những vùng xa, trong các doanh nghiệp... gặp khó khăn. Tình trạng phân hoá giàu nghèo diễn ra mạnh ngay trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Một số cán bộ, đảng viên giàu lên nhanh chóng bằng những “biện pháp” không chính đáng gây bất bình trong số đông cán bộ, đảng viên và trong quần chúng nhân dân. Những khuyết điểm tồn tại trong công tác tổ chức cán bộ ở tất cả các khâu: đánh giá, lựa chọn, phát hiện tài năng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, kiểm tra cán bộ. Những khuyết điểm, yếu kém đó đòi hỏi Đảng phải tăng cường công tác cán bộ, siết chặt lại đội ngũ, đồng thời với việc tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao.

Nhìn thẳng vào thực trạng những hạn chế, yếu kém, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa XII (5/2018) đã nêu quyết tâm “tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Đảng coi “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị”.

Những biện pháp cụ thể và mạnh mẽ với hai trọng tâm và năm đột phá để thực hiện những nhiệm vụ được nêu trong Nghị quyết đã mang lại những kỳ vọng tốt đẹp. Một năm qua, Nghị quyết Trung ương 7, khoá XII được tích cực triển khai thực hiện trong thực tiễn đã tạo đà cho những giai đoạn tiếp theo đạt được mục tiêu tổng quát:  “Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đủ sức lãnh đạo đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.

Bài: TS. NGÔ VƯƠNG ANH - Ảnh: ANH PHONG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh

Sáng 21/3, tại Nhà khách Quốc hội (Hà Nội) diễn ra hội thảo “Văn học Nghệ thuật (VHNT) Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động giao lưu văn hoá nghệ thuật do Liên hiệp các Hội VHNT của ba địa phương tổ chức.

Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP Hồ Chí Minh
Điển hình về học và làm theo Bác

Chi hội Nông dân (HND) tổ dân phố (TDP) Thạch Bình, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền là một trong những điển hình về học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, các hội viên trong Chi HND TDP Thạch Bình đã từng bước khẳng định mình; góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Điển hình về học và làm theo Bác
Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024)
Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh

“Bằng những mô hình cụ thể, việc làm thiết thực và những kết quả nổi bật, phụ nữ Thừa Thiên Huế đã và đang là nhân tố tích cực thực hiện các phong trào, cuộc vận động, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh
Góp sức trẻ xây dựng đô thị văn minh

Tình nguyện tham gia xây dựng đô thị văn minh là phong trào xuyên suốt được tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đẩy mạnh triển khai những năm qua, với hạt nhân là các hoạt động hưởng ứng Đề án “Ngày Chủ nhật xanh”.

Góp sức trẻ xây dựng đô thị văn minh
Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đến năm Giáp Thìn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh “đi xa” vừa tròn 55 năm (1969 - 2024). Ở Thừa Thiên Huế, người có vinh dự được gặp Bác Hồ nhiều lần nhất có lẽ là anh hùng Kan Lịch. Trong lần gặp cuối cùng vào năm 1969, Bác Hồ căn dặn: “Trở thành anh hùng đã khó, nhưng giữ được các phẩm chất, đạo đức của anh hùng suốt đời càng khó hơn. Phải học tập và rèn luyện suốt đời”.

Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Return to top