ClockThứ Tư, 21/11/2018 13:54

Làm giàu trên vùng đất khó

TTH - Rời quê hương đến lập nghiệp trên vùng đất khó, từ hai bàn tay trắng, ông Nguyễn Công Trứ (51 tuổi, trú xã Hương Hòa, Nam Đông) vươn lên làm giàu, tạo việc làm ổn định cho hàng chục công nhân.

Thanh niên phải nắm bắt cơ hội để lập thân, lập nghiệpLập nghiệp nơi quê nhàLập nghiệp trên vùng đất khó

Khởi nghiệp ở xã Hương Hòa, ông Nguyễn Công Trứ là chủ doanh nghiệp (DN) Tuấn Hường (DNTN Thương mại nông sản Tuấn Hường) với cơ ngơi khang trang gồm trang trại chăn nuôi heo khép kín và thu mua mủ cao su.

Ông Nguyễn Công Trứ (bìa trái) đang thu mua mủ cao su cho bà con

Sinh ra và lớn lên ở xã Lộc An (Phú Lộc), sau khi lập gia đình, ông cùng vợ rời quê vào TP. Hồ Chí Minh làm thuê kiếm sống. Năm 1998, ông cùng vợ con quay về quê và lên Nam Đông lập nghiệp. Những ngày đầu khó khăn, vợ chồng ông đi làm thuê, làm nông, thu mua phế liệu. Sau khi có số vốn kha khá, ông tổ chức thu mua mủ cao su cho người dân trong xã, huyện. Từ một hộ thu mua mủ cao su dạo, đến năm 2008, ông có 5-6 cơ sở nhỏ thu mua cao su bán lại cho các DN ở Đà Nẵng, Quảng Trị.

Hơn 10 năm xoay xở, mưu sinh bằng nghề mua bán mủ cao su dạo, cũng là chừng đó thời gian ông Nguyễn Công Trứ tích góp vốn liếng, kinh nghiệm cho bản thân. Đến nay, ông đã thành lập DN và có 30 cơ sở thu mua mủ cao su trải khắp các xã trên địa bàn Nam Đông. Với 1/3 thị phần thu mua mủ cao su ở huyện này, hằng năm DN của ông thu mua khoảng 2.000-2.200 tấn mủ đông, thu lợi nhuận 300- 400 triệu đồng; đồng thời tạo công ăn việc làm ổn định thường xuyên cho gần 40 lao động với mức lương 5-6 triệu đồng/tháng. Đây một trong ít DN hoạt động có hiệu quả và giải quyết nhiều việc làm cho con em người địa phương trên địa bàn huyện, góp phần tiêu thụ, mở đầu ra cho sản phẩm mủ cao su của người dân.

Anh Nguyễn Công Trãi, một nhân công làm việc tại DN của ông Trứ chia sẻ, trước đây anh đi làm trong miền Nam, mãi đến năm 2014 mới xin vào làm việc tại DNTN Thương mại nông sản Tuấn Hường, mức lương 5 triệu đồng/tháng. Công việc không vất vả, ngoài ra còn được hưởng nhiều chế độ liên quan. Bên cạnh việc phát triển DN, ông Trứ cùng gia đình tập trung tăng gia phát triển sản xuất. Hiện nay gia đình ông có 1 trang trại nuôi heo khép kín quy mô lớn với gần 70 heo nái ngoại, mỗi năm xuất ra thị trường 1.800 heo giống, hơn 1.500 heo thịt (115 tấn); sau khi trừ chi phí cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm. Ngoài ra, gia đình ông có 15 ha keo và 5 ha cây cao su đang khai thác, thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.

Ông Nguyễn Công Trứ tâm sự: Lúc đầu khởi nghiệp bản thân gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những lần giá mủ cao su xuống thấp, heo bị dịch và rớt giá là những lần khiến DN điêu đứng. Nhiều tháng trở lại đây, tình hình thị trường tương đối ổn định, giá heo hơi cao, giá cao su tương đối. “Có vốn, các con hiện đã trưởng thành là niềm vui lớn nhất của tôi”- ông Trứ chia sẻ.

Gia đình ông Nguyễn Công Trứ còn được nhiều người biết đến bằng các hoạt động thiện nguyện. Hàng năm nhân dịp tết đến xuân về, ông đều tổ chức cấp phát gạo, tặng quà cho các hộ nghèo, bà con người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Đều đặn hàng tháng, DN trích một phần kinh phí hỗ trợ chương trình “Nối nhịp nghĩa tình” của Đài TRT, tặng quà cho các gia đình đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Là một trong những DN trên địa bàn huyện Nam Đông đi đầu trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế, có năm, DNTN Thương mại nông sản Tuấn Hường nộp hơn 2 tỷ đồng tiền thuế cho Nhà nước. Gia đình ông Nguyễn Công Trứ vinh dự được nhận nhiều bằng khen, giấy khen về sản xuất kinh doanh giỏi, nghĩa vụ nộp thuế, tấm lòng nhân ái… Ông là cá nhân tiêu biểu duy nhất của huyện Nam Đông được chọn giao lưu, trao đổi, báo cáo thành tích về sản xuất kinh doanh giỏi vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Bài, ảnh: Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm giàu từ ruộng vườn

Mảnh vườn xanh tốt, cây trái trĩu quả; vườn lá dong ngút ngàn... đó là thành quả của chị Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1965, hội viên phụ nữ xã Hương Toàn, TX. Hương Trà có được để kinh tế gia đình ổn định, nuôi con cái ăn học tới nơi tới chốn.

Làm giàu từ ruộng vườn
“Liều thuốc bổ” của mạ

Dù một năm về quê rất nhiều lần, nhưng mỗi lần gói ghém đồ đạc để về nhà mẹ con tôi đều bồi hồi, nôn nao khó tả. Chẳng cần gọi như “hò đò” vào mỗi buổi sáng, mới hơn 5 giờ sáng, tôi đang cựa mình để xem giờ thì lanh lảnh bên tai giọng con trai tỉnh rót, chẳng có chút gì ngái ngủ của một đứa trẻ 5 tuổi khi thức dậy sớm. Mấy giờ rồi mẹ, sáng chưa, để con dậy đi về ngoại… Những câu hỏi cứ dồn dập, cùng với hành động bật dậy dứt khoát, đi thẳng vào nhà vệ sinh để đánh răng, rửa mặt của cu cậu càng khiến niềm vui, sự háo hức khi chuẩn bị về quê của tôi được nhân lên.

“Liều thuốc bổ” của mạ
Dâng hương kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng quê hương

Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024), chiều 25/3 tại nghĩa trang liệt sĩ huyện, Huyện ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN huyện Phú Vang đã tổ chức đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.

Dâng hương kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng quê hương
Thoát nghèo, làm giàu từ mô hình mới

Từ phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, trên địa bàn huyện Nam Đông xuất hiện nhiều hội viên, nông dân (HVND) thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng từ các mô hình chăn nuôi, trồng trọt mới.

Thoát nghèo, làm giàu từ mô hình mới
Cơ hội lập nghiệp cho thanh niên xuất ngũ

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, thanh niên xuất ngũ được tiếp cận nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp, vay vốn... Đây là cơ hội để bộ đội xuất ngũ có nhiều lựa chọn học nghề, tìm việc làm ổn định, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

Cơ hội lập nghiệp cho thanh niên xuất ngũ
Return to top