ClockThứ Bảy, 08/04/2017 11:11

Làm phân vi sinh từ bèo, rác: Nhiều nơi bỏ cuộc

TTH - Giảm sử dụng phân hóa học và tăng phân hữu cơ sinh học (HCSH) để bón cho cây trồng được cơ quan chuyên môn khuyến khích. Đây cũng là hình thức tận dụng rác thải từ bèo, rác hữu cơ sinh hoạt. Tuy nhiên, sau một thời gian khởi động, nhiều địa phương, đơn vị bỏ cuộc.

Làm phân vi sinh từ bèo, rác - nhiều đơn vị, địa phương bỏ cuộc

Khó đầu vào

Đầu năm 2015, HTX Nông nghiệp Phú Dương (Phú Vang) đầu tư 100 triệu đồng xây 6 bể ủ và 1 phòng vô bao bì để làm phân HCSH tận dụng lượng bèo thu vớt được từ các sông, hói trên địa bàn và rơm rạ, rác thải hữu cơ sinh hoạt của người dân để ủ thành phân với số lượng khoảng 50 tấn/năm. Lúc đó, ông Trần Hữu Toàn, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phú Dương rất kỳ vọng về dự án này với mục tiêu hướng tới sản phẩm sạch, giải quyết môi trường và tạo ý thức cho người dân có thói quen phân loại rác, tận dụng nguồn rác hữu cơ, rơm rạ để tự làm phân phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững. Sau một thời gian, cơ sở hạ tầng, thiết bị đành “đắp chiếu”. Lý do ông Toàn đưa ra vì hết bèo, không có đủ rác hữu cơ nên không có nguồn nguyên liệu để làm.

Ở xã Phong Mỹ (Phong Điền) từng thành lập cơ sở sản xuất phân vi sinh Tân Mỹ chủ yếu để tận dụng nguyên liệu từ bèo tây và phế thải trồng nấm. Một số huyện, thị xã như Phú Vang, Hương Thuỷ, Quảng Điền, Hương Trà từng phát động người dân tận thu bèo, rác hữu cơ, rơm rạ để làm phân hữu cơ, nhưng chỉ sau một thời gian, mô hình này cũng "chết yểu".

Theo lý giải của các đơn vị, địa phương đã từng triển khai mô hình, do nhận thức của bà con cũng như thói quen lạm dụng phân hóa học, nên việc chuyển sang dùng phân bón HCSH trong trồng trọt gặp khó khăn. Lượng bèo trên các sông không ổn định, không tập trung theo vùng với số lượng lớn. Muốn làm phân có quy mô thì lại tốn kém khâu thu gom, vận chuyển nên nhiều người dân chưa mặn mà. Thay vào đó, một số hộ dân tự chủ động vớt hoặc tận dụng sau các đợt ra quân vớt tập thể mang về tự xử lý, bón trực tiếp cho cây; giúp khơi thông mặt sông và cái chính là để bón cho cây ăn trái, rau màu, vừa sạch, không lo độc hại và tốn kém tiền mua phân bón.

Nhiều nơi, người dân tận dụng bèo để bón trực tiếp cho cây trồng

Chọn nông dân làm đầu

Theo ông Trần Hữu Toàn, với khoảng 3.000 hộ dân của toàn xã Phú Dương, riêng lượng rác thải hữu cơ bình quân 1 tháng hơn 50 tấn. Nếu được phân loại, cộng thêm nguồn rơm rạ từ 335 ha ruộng lúa mỗi vụ trong toàn xã thì nguồn nguyên liệu để làm phân HCSH khá dồi dào. Trong khi đó, nếu tính lượng rác thải ra mỗi ngày của toàn tỉnh khoảng 600 tấn, trong đó rác hữu cơ chiếm đến 90% thì không phải lo nguồn nguyên liệu đầu vào.

Năm 2012, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh đã ứng dụng chế phẩm sinh học Micromic-3 để xử lý bèo tây, rơm rạ, rác thải và các phụ, phế phẩm nông nghiệp khác thành phân bón HCSH. Sau đó, các địa phương, hộ nông dân dùng chế phẩm sinh học Micromic-3 để sản xuất phân bón HCSH. Đơn cử như UBND xã Hương Giang (Nam Đông), Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Phú Lộc, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Vang cung cấp chế phẩm vi sinh cho các hộ nông dân, các hộ vùng ven biển, đầm phá xử lý rác hữu cơ thành phân HCSH...

Thành công của việc ứng dụng chế phẩm sinh học Micromic-3 để sản xuất phân HCSH giúp người dân tận dụng được các nguyên liệu vốn là đồ bỏ đi, không có giá trị để tự sản xuất phân bón hữu cơ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm chi phí sản xuất khi mua phân bón hoá học. Việc bón phân HCSH còn góp phần cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng và đảm bảo an toàn thực phẩm. Rơm rạ, rác thải, các phụ, phế phẩm nông nghiệp được thu hồi, tận dụng tối đa để làm phân giúp hạn chế tình trạng đốt hoặc vứt bừa bãi xuống sông, hói; cải thiện đáng kể điều kiện vệ sinh môi trường; đồng thời giải quyết được vấn nạn bèo tây phát triển mạnh ở các sông, hói làm tắc nghẽn dòng chảy, làm mất cảnh quan và gây ô nhiễm môi trường.

Mặc dù rất có lợi ích về mặt kinh tế và môi trường, song đến nay mô hình này vẫn không được nhân rộng. Giải thích nguyên nhân, ông Châu Văn Ngọc, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh cho rằng, do quy trình sản xuất phân HCSH tốn khá nhiều công lao động. Chi phí đặt mua chế phẩm sinh học Micromic-3 khá cao.

Để mô hình này được nhân rộng, ngoài tuyên truyền cho người dân hiểu lợi ích của việc sản xuất và sử dụng thì cần thêm cơ chế chính sách, cụ thể là sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước về chế phẩm sinh học giúp người dân sản xuất và ngày càng ứng dụng sinh học Micromic-3 một cách rộng rãi.

Bài, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thăm nhà máy xử lý rác Phú Sơn

Nhà máy xử lý rác Phú Sơn (xã Phú Sơn, TX. Hương Thủy) do Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB đầu tư xây dựng, với kinh phí khoảng 1.700 tỷ đồng. Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động cuối tháng 1/2024, góp phần rất quan trọng giải bài toán đầu ra cho việc xử lý rác thải hiệu quả và đảm bảo môi trường ở Thừa Thiên Huế - vấn đề nhức nhối của địa phương khi các bãi chôn lấp rác ở Thủy Phương đã đầy và cuộc sống người dân bị đảo lộn bởi mùi hôi thối từ các hố chôn lấp.

Thăm nhà máy xử lý rác Phú Sơn
Biến rác thành .. tiền

Rất vui khi cuối năm 2023, nhà máy đốt rác - phát điện tại Phú Sơn (Hương Thủy) do Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB đầu tư xây dựng gần 1.700 tỷ đồng trên diện tích hơn 11ha đi vào hoạt động. Nhà máy này được sử dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi đa cấp - phát điện phù hợp với Quy chuẩn QCVN 61MT/2016/BTNMT, tiêu chuẩn khí thải đáp ứng theo tiêu chuẩn châu Âu; xử lý nước rỉ rác và tuần hoàn sử dụng trong hoạt động không phát tán mùi hôi, giải quyết việc ô nhiễm mùi ra môi trường.

Biến rác thành  tiền
Vệ sinh rác, bèo để ổn định sau lũ

Sau các đợt lũ liên tiếp, bèo, rác ứ đọng trên các sông, hồ, cầu, cống… rất nhiều, làm dòng chảy khó lưu thông, nhất là khi nước rút, ảnh hưởng đến tốc độ rút lũ của công trình. Vì thế, ngoài tập trung vệ sinh trên bộ, trên cạn, một số nơi, người dân chủ động ra quân khơi thông cầu, cống, vệ sinh ao, hồ.

Vệ sinh rác, bèo để ổn định sau lũ
TP.Huế tiếp nhận gần 140 bộ thùng phân loại rác từ WWF-Việt Nam

Sáng 11/11, UBND TP. Huế phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) tổ chức tập huấn hướng dẫn về phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn và tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ Môi trường 2020. Tham dự có lãnh đạo thành phố và hơn 500 đại biểu đến từ các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, UBND 36 phường xã trên địa bàn.

TP Huế tiếp nhận gần 140 bộ thùng phân loại rác từ WWF-Việt Nam
Mưu sinh từ rác

Ở thị xã Hương Thủy, đặc biệt là phường Thủy Châu hiện nay có không ít phụ nữ “lo cơm” cho gia đình bằng cách đến bãi rác tìm ve chai, phế liệu. Phần lớn trong số này có hoàn cảnh khó khăn.

Mưu sinh từ rác

TIN MỚI

Return to top