ClockThứ Năm, 29/09/2016 13:51

Lạm phát hiếu, hỷ

TTH - Có việc liên lạc với người quen ở quê, hẹn gặp nhưng năm lần bảy lượt anh chưa thu xếp được thời gian do bận… đi ăn tiệc. Qua điện thoại, anh phân trần, 10 ngày tới, anh bận dự 8 cái tiệc nên chưa thu xếp được.

Đợi anh dự xong cái “sê-ri” tiệc ấy, gặp nhau, anh chìa ra thêm 4 cái thiệp mời mới. Hai cái đám cưới, một cái tân gia, một cái đầy tháng. “Bây giờ ở quê, đám tiệc thành phong trào. Trước chỉ có đám cưới, đám ma, đám giỗ. Nay phú quý sinh lễ nghĩa nên người ta tổ chức thêm nhiều tiệc. Hết tân gia đến đầy tháng, đầy năm. Rồi còn sinh nhật nữa. Có con đỗ đại học cũng làm tiệc. Con ra trường cũng bày mâm cỗ mời làng xóm. Thấy người làng trên xóm dưới được mời, sót mình cũng nghĩ ngợi. Nhưng được mời lại tốn tiền. Thôi thì việc lễ nghĩa, mời qua mời lại, phải ráng chớ biết nói sao”. Anh phân trần mà như thở dài.

Như gãi đúng chỗ ngứa, hỏi chuyện cưới xin, giỗ tiệc ở quê, một người thân tiện tay mang ra một chồng thiệp. Đếm đủ... 27 cái. “Tháng mô cũng đều đều xấp xỉ chừng nớ đó em. Tổng cộng tiền cưới xin, tiền đám, kỵ, tiệc tùng…hết năm, bảy triệu đồng mỗi tháng”, chị phân bua. Hỏi nhiều vậy, tiền đâu mà đi, chị cười “đau khổ”: “Thì phải ráng. Nhịn ăn, nhịn tiêu bớt. Mình còn đỡ, hai vợ chồng còn chạy được đồng ra, đồng vô, chớ nhiều người khổ lắm”.

Với nông dân, chuyện hiếu hỷ trong họ, ngoài làng đúng là gánh nặng thật. Nếu quy ra thóc, một cái giấy mời đám cưới tính ra mất hai thúng lúa. Một cái thiệp mời tân gia phải bán đi một cặp gà.

Khi chúng tôi về quê, ở làng vừa diễn ra cái đám cưới. Khách mời ngót nghét 800 chỗ. “Đám cưới bây giờ tổ chức rình rang lắm. Khách mời tràn lan kín rạp. Không chỉ thân cận, ruột rà, trong làng ngoài xóm hễ thấy nhau, vài câu chào là thế nào cũng được mời ăn cưới”, một người dân ở quê chia sẻ. Cứ thế, nhà này mời nhà kia. Mời qua mời lại, thành “món nợ” vay - trả xoay vòng.

Đúng là cái sự lạm phát hiếu hỷ đang trở thành món nợ vòng quanh. Không chỉ tốn tiền, mỗi lần dự tiệc còn mất thời gian lao động nên có người đúc kết: Nhà quê nghèo một phần vì tốn tiền, tốn công đi ăn tiệc. Lãng phí cả thời gian lẫn tiền bạc nhưng cái việc hiếu hỷ được cho là tình làng, nghĩa xóm, nó nhạy cảm nên ai cũng bấm bụng, không dám ý kiến.

Thế nhưng, nếu cứ kéo dài, chuyện lạm dụng hiếu hỷ lại trở thành cái lệ mới ở thôn quê. Vậy nên chăng, ở những nơi nào người dân quá lạm dụng tiệc tùng, tổ chức rình rang, các bậc cao niên, bô lão nên có ý kiến, góp ý để xây dựng nếp sống văn hóa có tình làng, nghĩa xóm nhưng không đến nỗi rườm rà, tốn kém, hệ lụy.

Được biết, tại không ít làng, bản, việc tổ chức ma chay, đám cưới tiết kiệm, văn minh, gắn với phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đã được thực hiện, đưa vào quy chế xây dựng làng, bản văn hóa. Đây là mô hình cần phổ biến, áp dụng có thực chất để kìm hãm bớt cái sự lạm phát hiếu hỷ đang là cái khổ chung của người dân ở một số nơi hiện nay.

Thu Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại

Lạm phát đang giảm nhanh hơn dự kiến nhưng vẫn chưa bị đánh bại hoàn toàn, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 11/4 cho biết; đồng thời kêu gọi các ngân hàng trung ương điều chỉnh một cách cẩn thận các quyết định về cắt giảm lãi suất dựa trên các dữ liệu sắp tới.

Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại
Philippines: Lạm phát giá gạo đạt mức cao nhất kể từ năm 2009

Giá gạo tại Philippines đã tiếp tục tăng trong tháng 1 vừa qua bất chấp lạm phát tổng thể chậm lại, trong bối cảnh hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino và lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ được dự báo sẽ làm xu hướng này trầm trọng hơn trong những tháng tới.

Philippines Lạm phát giá gạo đạt mức cao nhất kể từ năm 2009
OECD nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Nền kinh tế toàn cầu năm nay đang trên đà phát triển tốt hơn so với cách đây chỉ cách đây vài tháng nhờ triển vọng lạc quan đối với kinh tế Mỹ, bù đắp cho sự suy yếu của khu vực đồng euro, dự báo mới nhất ngày 5/2 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết. Tuy nhiên, tổ chức này cũng cảnh báo rằng cuộc xung đột ở Trung Đông đang gây ra mối đe dọa cho tăng trưởng toàn cầu vì sự gián đoạn vận chuyển trên Biển Đỏ có thể làm tăng giá tiêu dùng.

OECD nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024
Return to top