ClockThứ Ba, 31/05/2016 09:49

Làm thế nào để hàng Việt vào được siêu thị ngoại?

Sau khi các hệ thống bán lẻ rơi vào tay nhà đầu tư ngoại, sản phẩm của Việt Nam rất khó có cơ hội thâm nhập vào kênh bán lẻ hiện đại.

Đến thời điểm này, hơn 50% thị phần bán lẻ hiện đại trong nước đã rơi vào tay các nhà đầu tư ngoại. Trong đó, chỉ riêng “đại gia” bán lẻ Thái Lan đã sở hữu trên 50 siêu thị và hàng loạt cửa hàng tiện lợi, bao vây thị trường bán lẻ Việt Nam. Nhiều người lo ngại nguy cơ hàng Việt sẽ bị đánh bật, hoặc khó chen chân vào các siêu thị ngoại đang hoạt động tại Việt Nam.

Hàng hóa nước ngoài xuất hiện tràn ngập tại các siêu thị

Những năm gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có nhiều thương vụ chuyển nhượng lớn và thành công như: Metro về tay các tập đoàn  Thái Lan, rồi sự xuất hiện ồ ạt của các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới như Aeonmall, Lottemart...

Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp, sau khi các hệ thống bán lẻ rơi vào tay nhà đầu tư ngoại, sản phẩm của Việt Nam rất khó có cơ hội thâm nhập vào kênh bán lẻ hiện đại. Hiện tại, một số siêu thị như Metro, Big C, Lotte, Aeon… hàng ngoại luôn chiếm ưu thế.

Đó không chỉ là những sản phẩm cao cấp, công nghệ cao mà còn có cả những vật dụng thông thường như nước rửa chén, bàn chải chà sàn nhà tắm... với chất lượng tốt, tiện dụng, giá thành hợp lý với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam. Điều đáng nói là để chiếm thế áp đảo hàng Việt, các siêu thị ngoại đang tìm mọi cách thu phí, tăng phí đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Phạm Ngọc Thành, Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn phát triển và thương mại Phúc Lâm, phân phối độc quyền miền Bắc nước mắm Phú Quốc nhãn hiệu Thanh Quốc cho biết, từ khi một số hệ thống bán lẻ trong nước về tay các nhà đầu tư nước ngoài, thì doanh nghiệp phải chấp nhận mức chiết khấu là 15%.

Đây là mức chiết khấu tương đối lớn với các sản phẩm nông nghiệp, đã ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp và thu nhập của người sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp phải đáp ứng những đòi hỏi của siêu thị như liên tục tăng chiết khấu, phí mở mã hàng, phí hỗ trợ các chương trình sinh nhật, khuyến mãi...

“Có những khó khăn nhất định, thứ nhất là khâu truyền thông của Việt Nam cho các sản phẩm thuần Việt còn đang hạn chế, nhiều người tiêu dùng không biết đến các sản phẩm có giá trị của Việt Nam. Thứ 2 là khi bước chân vào các siêu thị, mức chiết khấu mà các siêu thị và hệ thống bán lẻ đòi hỏi rất lớn và rất khó để cho doanh nghiệp thương mại tiếp cận được, như vậy kéo theo một điều người tiêu dùng khó có cơ hội để lựa chọn các sản phẩm tốt”, ông Thành cho biết.

Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, khi các nhà đầu tư ngoại nắm được các hệ thống phân phối, bán lẻ thì việc ưu tiên cho hàng nước họ là đương nhiên.

Chẳng hạn, theo tính toán của ông Phú, với việc nắm trong tay hàng loạt trung tâm phân phối và bán lẻ, từ Metro đến Big C, B’smart, “đại gia” bán lẻ Thái Lan đã nắm trong tay hơn 50% thị trường bán lẻ Việt Nam. Phần còn lại là của các tập đoàn Hàn Quốc, Nhật, Pháp... Do đó, doanh nghiệp Việt Nam không còn cách nào khác là phải tích cực cải tiến mẫu mã, sản xuất ra những hàng hóa có chất lượng, nâng cao năng suất, giảm giá thành.

“Sản xuất phải gắn kết với hệ thống phân phối. Hệ thống phân phối phải tốt, phải mạnh, phải thành chuỗi để quản lý chất lượng hàng hóa, thương hiệu của mình. Muốn vào được siêu thị buộc các doanh nghiệp nội phải cạnh tranh với hàng ngoại, hoặc buộc cạnh tranh với những hàng nội tốt. Chúng ta phải tự vươn lên ở bản thân mình, so sánh giá cả, chất lượng, tiếp thị, trách nhiệm với tiêu dùng và phải luôn luôn đổi mới”, ông Phú đề cập.

Các chuyên gia kinh tế cũng nhận định, xu hướng hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, làn sóng mua bán, sáp nhập cũng sẽ mạnh lên theo. Với việc doanh nghiệp ngoại đang chiếm đến 70% thị phần siêu thị, Việt Nam phải chấp nhận cạnh tranh khi hướng tới nền kinh tế thị trường. Không thể phủ nhận sự thâm nhập mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tạo ra những thách thức đối với doanh nghiệp bán lẻ trong nước, song đây cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước học hỏi về quản trị vốn và hệ thống hoạt động.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam cho rằng, để tham gia vào cuộc chơi bình đẳng, các nhà bán lẻ nội địa cần nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng, phải liên kết lại với nhau để tạo thế đối trọng với các nhà bán lẻ nước ngoài. Liên tục đổi mới mẫu mã sản phẩm, tận dụng những lợi thế hiểu biết nhu cầu của người Việt, từ đó đưa ra sản phẩm phù hợp, giá cả cạnh tranh để hàng hóa có thể vào được các kênh phân phối của các nhà bán lẻ trong và ngoài nước.

“Các nhà sản xuất phải hết sức nỗ lực để sản phẩm Việt Nam có thể cạnh tranh được một cách bình đẳng, ngang ngửa với các sản phẩm ngoại nhập. Chúng tôi rất mong muốn các nhà sản xuất có những sản phẩm mới lạ, độc đáo, đảm bảo được tiêu chí về số lượng, thời gian giao hàng, chất lượng ổn định cũng như cải tiến hơn nữa về mặt bao bì và hình thức của sản phẩm”, bà Loan cho hay.

Trong bối cảnh hội nhập, việc sáp nhập, chuyển đổi là lẽ đương nhiên. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần quan tâm đến đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó có chiến lược sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm, để dần chiếm lĩnh được thị trường nội địa và đủ sức cạnh tranh với hàng hóa của nước ngoài ngay tại đất nước mình.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10
Thông tin doanh nghiệp
Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam

Việc tìm kiếm được một đơn vị sản xuất và cung cấp gói hút ẩm uy tín, chất lượng, giá tốt là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều đối tác và doanh nghiệp. Hiện có rất nhiều nhà quản lý đau đầu vì không tìm thấy được công ty nào uy tín và đáng tin cậy. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về Thịnh Phong Corp - Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm uy silicagel uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top