ClockThứ Sáu, 17/08/2018 14:37

Lần đầu công bố chỉ số chi phí phải trả cho thủ tục hành chính

Với nhóm chi phí thủ tục hành chính về thuế, doanh nghiệp phải chi phí trung bình 73 nghìn đồng; trong khi với nhóm thủ tục hành chính về xây dựng, mức chi là 64 triệu đồng… Đây là những con số thể hiện trong báo cáo chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI) 2018 được Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính tổ chức công bố sáng nay, 17/8.

Bảng xếp hạng ACPI 2018 với 8 nhóm thủ tục hành chính

Kết quả ACPI thể hiện thứ hạng của 8 nhóm thủ tục hành chính phản án gánh nặng chi phí của doanh nghiệp, qua đó cho thấy hiệu quả về chính sách của từng ngành, lĩnh vực. Chi phí được tính bằng tiền và các chi phí khác để hoàn thành thủ tục, là phép cộng của chi phí thời gian (tính trung bình 25.000đ/giờ) và chi phí trực tiếp doanh nghiệp phải trả (phí, lệ phí, chi phí tư vấn cũng như các chi phí không chính thức) để thực hiện thủ tục.

Cụ thể, có thể thấy nhóm thủ tục có mức chi phí thấp nhất là 0,07 triệu đồng. Nhóm thủ tục có mức chi phí cao nhất lên tới 64,1 triệu đồng.

Kết quả xếp hạng cho thấy, 2 trong số 3 nhóm thủ tục dẫn đầu với mức tuân thủ dẫn đầu thấp nhất là nhóm thuế và hải quan thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. Đây cũng là cơ quan được đánh giá đã và đang rất tích cực trong việc cải cách thủ tục hành chính.

"Quán quân" của bảng xếp hạng là nhóm thuế có chi phí tuân thủ tính ra là 73.750 đồng, thời gian thực hiện trung bình của doanh nghiệp cho một thủ tục trong nhóm này chỉ là 2,9 giờ làm việc. Điều này cũng tương ứng với đánh giá của Ngân hàng thế giới trong báo cáo đánh giá môi trường kinh doanh 2018.

Là cơ quan chủ trì xây dựng luật Doanh nghiệp và Nghị quyết số 19 của Chính phủ về cả thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, Bộ KH-ĐT đang có nhóm thủ tục đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng ACPI với nhóm thủ tục khởi sự kinh doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh. Cụ thể, chi phí tuân thủ đo được của nhóm thủ khởi sự doanh nghiệp là 720.700 đồng, thời gian thực hiện cho mỗi thủ tục được ghi nhận là 10,5 giờ làm việc của doanh nghiệp.

Kết quả này ghi nhận sự thay đổi tích cực của ngành nhưng nhóm thủ tục này vẫn cách nhóm đứng đầu một khoảng cách khá dài, tính theo chi phí thủ tục tuyệt đối.

4 nhóm thủ tục về đất đai, đầu tư, môi trường và xây dựng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong việc xây dựng dự án có sử đụng dất của doanh nghiệp. Trong bảng xếp hạng ACPI 2018, 4 nhóm thủ tục này đứng ở nửa cuối của bảng xếp hạng, trong đó nhóm thủ tục môi trường và xây dựng có mức chi phí tuân thủ thủ tục ở mức cao cách biệt so với các nhóm thủ tục khác.

Nhóm thủ tục xây dựng có chi phí tuân thủ lên tới 64.100.000 đồng, cao gấp nhiều lần so với nhóm "quán quân" là thuế. Mặc dù về thời gian, nhóm thủ tục này không nằm ở mức cao nhất (103,9 giờ làm việc và 2,15 triệu đồng) nhưng chi phí trực tiếp cao vượt trội đã làm nhóm thủ tục xây dựng trở thành đắt đỏ bậc nhất trên bảng xếp hạng.

Chi phí trực tiếp trở thành yếu tố quyết định tới mức chi phí tuân thủ của nhóm thủ tục này. Với mỗi 1 triệu đồng doanh nghiệp chi trả cho bất kỳ thủ tục nào trong nhóm này thì 0,93 triệu đồng là chi phí trực tiếp doanh nghiệp cần để hoàn thành hồ sơ và 0,07 triệu đồng là chi phí thời gian mà doanh nghiệp phải bỏ ra.

Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng công bố báo cáo ACPI 2018

Kết quả này cũng tương ứng với khuyến nghị nhiều lần được đưa ra là cần kết nối những thủ tục cần thiết trong 4 nhóm thủ tục này thành một chu trình thủ tục xuyên suốt giữa các cơ quan nha nước thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất và xây dựng. Bởi thực tế, khi một doanh nghiệp đã thành lập và sẵn sàng hoạt động, thực hiện một dự án đầu tư có sử dụng đất, có hoạt động xây dựng, doanh nghiệp đó sẽ phải trai qua những thủ tục liên quan đến 4 nhóm thủ tục nêu trên.

Khi các thủ tục chưa được kết nối, doanh nghiệp có thể phải chuẩn bị những loại hồ sơ giấy tờ giống nhau cho từng cơ quan cũng như phải mất thêm nhiều thời gian dể tìm hiểu về thứ tự thực hiện các thủ tục hành chính. Việc này làm tăng đáng kể chi phí của doanh nghiệp một cách không chính thức. Do đó, cơ hội cắt giảm chi phí của một trong số những thủ tục hành chính trong nhóm “bộ tứ” này còn dư địa rất lớn.

Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách hành chính Ngô Hải Phan phân tích, xây dựng là một trong những ngành đóng góp then chốt của sự nghiệp hiện đại hoá. Ngành xây dựng đóng góp 6% vào GDP, đứng thứ 4 trong cơ cấu ngành và được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong 10 năm tới, với những dự án trọng tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng bất động sản. Theo đó, việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng không nằm ngoài trọng tâm cải cách của Chính phủ.

Cơ quan thực hiện báo cáo ACPI nhận định, khảo sát lần đầu thực hiện này cho thấy bức tranh thực tế về chi phí thủ tục của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính ở nhiều lĩnh vực. Sự khác nhau về mức độ chi phí của từng nhóm thủ tục cũng cho thấy những khác biệt về trọng tâm điều hành, chỉ đạo của Chính phủ. Sự khác biệt về chi phí thủ tục không chỉ bắt nguồn từ việc điều hành ở cấp trung ương mà còn phản ánh rất lớn về năng lực quản trị, điều hành giữa các địa phương đối với cùng một nhóm thủ tục.

Kết quả của ACPI 2018 khá gần với kết quả của một số chỉ số thành phần của chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh (PCI) hay chỉ số môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng chất lượng, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Cùng với những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, năm 2023 công tác triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử của TP. Huế cũng đạt được nhiều kết quả khả quan, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp (DN) thực hiện các TTHC nhanh chóng và hiệu quả.

Nâng chất lượng, đơn giản hóa thủ tục hành chính
Nhân đi nộp thuế…

Sao không thấy ai nhắc cho tiếng để bà con làm cái đăng ký thuế, bởi ai cũng nghĩ có “thẻ đỏ” thì nhà nước đã có thông tin, đã quản rồi…

Nhân đi nộp thuế…
Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc giải quyết thủ tục hành chính

Ngày 16/8, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã đi kiểm tra quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) thực tế và trên phần mềm, quy trình số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC tại phường Phước Vĩnh và Vĩnh Ninh, TP. Huế.

Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc giải quyết thủ tục hành chính
Return to top