ClockThứ Bảy, 17/03/2018 13:15

Lần đầu đứng trên bục giảng

TTH - Hào hứng, phấn khởi, mong chờ… nhưng cũng không khỏi lo lắng, hồi hộp… là cảm xúc của các bạn sinh viên năm 4 Trường đại học Sư phạm Huế trong những ngày thực tập, theo đuổi đam mê nghề giáo.

Nâng cao chất lượng thực tập của sinh viên du lịch tại doanh nghiệp

Hào hứng, phấn khởi, mong chờ… nhưng cũng không khỏi lo lắng, hồi 

“Chuẩn bị bước vào chặng đường mới trên con đường học tập của mình, bắt đầu những ngày tháng được trở thành cô giáo, đứng trên bục giảng, tiếp xúc với các em học sinh… Oanh cảm thấy rất háo hức”, Kiều Oanh, sinh viên năm cuối ngành sư phạm văn chia sẻ.

Lê Hà Minh Nguyệt, sinh viên chuyên ngành sư phạm toán bộc bạch: “Vui lắm vì được về lại trường cũ nhưng với một vai trò mới, được thỏa mãn ước mơ làm cô giáo bao lâu nay ấp ủ khi theo đuổi ngành học này”.

Không chỉ Kiều Oanh, Minh Nguyệt, hầu hết các bạn sinh viên sư phạm đều rất hào hứng và mong chờ trước khi đi thực tập. Tất cả các bạn đều chuẩn bị tinh thần thoải mái, kiến thức nền tảng vững vàng và cả những kỹ năng cần thiết cho hành trình mới sắp tới.

Sinh viên năm cuối sư phạm luôn mong chờ đến ngày đi thực tập. Bởi lẽ, bao lâu nay, phần lớn các bạn chỉ được học lý thuyết trên giảng đường, học về “thế giới học sinh” qua sách vở, bây giờ các bạn được đi thực tế, được gặp gỡ trực tiếp, giao lưu, làm việc, trải nghiệm cùng học sinh.

Thời gian thực tập còn là cơ hội để các bạn sinh viên được gặp gỡ với thầy cô là những người đi trước, có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Để rồi, các bạn được học hỏi ở thầy cô nhiều điều, từ kiến thức, kinh nghiệm cho đến các kỹ năng cần thiết. Vừa học hỏi kinh nghiệm, vừa cọ xát thực tế, từng bước vững vàng hơn và trưởng thành hơn trên con đường đã chọn.

Háo hức, mong chờ, phấn khởi là thế, nhưng vì là lần đầu tiên các bạn sinh viên sư phạm được làm thầy, cô giáo nên vẫn còn bao cảm xúc vui buồn lẫn lộn, bao bộn bề lo toan. May mắn cho những bạn được thực tập ở trường gần, thuận tiện cho việc đi lại. Nhưng cũng có không ít các bạn sinh viên phải về thực tập tại các trường xa thành phố, dù phương tiện di chuyển không thuận lợi. Dù là sinh viên đang theo đuổi nghề dạy học, nhưng vẫn có bạn chưa đi dạy bao giờ, kể cả dạy thêm. Lần thực tập này sẽ khó cho các bạn với bao bỡ ngỡ trong bài giảng đầu tiên.

Nỗi lo của hầu hết các thực tập sinh là: Kiến thức hiện tại có đủ chắc để khi học sinh hỏi, bản thân có thể trả lời được tốt hay không? Thầy cô chủ nhiệm có thân thiện, nhiệt tình giúp đỡ không? Các em học sinh có gần gũi, dễ tiếp xúc hay khó gần, cá biệt... Bên cạnh đó, việc soạn đề cương giáo án, tổ chức sinh hoạt lớp cũng như các hình thức đứng lớp giảng dạy, cách ứng xử với thầy cô, học sinh còn là nỗi lo lắng hiện tại của các bạn sinh viên. Một phần không thể thiếu làm nên thành công cho sinh viên khi đi thực tập là cách ăn mặc sao cho đúng tác phong của một nhà giáo. Sinh viên ngoại tỉnh còn lo ngại về giọng nói của mình, sợ mọi người không có hiểu hết những gì mình nói.

Qua hơn 2 tuần thực tập, các thực tập sinh sư phạm phần nào đã làm quen được với nghề. À Viết Nhỏ, sinh viên Khoa Giáo dục Chính trị cảm thấy tự tin, yêu nghề giáo hơn rất nhiều, học hỏi được khá nhiều bài học kinh nghiệm trong nghề. Lúc này, Nhỏ mới hiểu hết ý nghĩa cao quý của nghề giáo. Nhỏ tự nhủ cố gắng hoàn thành tốt kỳ thực tập và tạo được nhiều kỷ niệm đẹp với học sinh. Riêng Bảo Nhi, sinh viên Khoa Sư phạm văn cảm thấy rất xúc động vì bản thân đã được cháy hết mình qua các tiết đứng lớp, để lại ấn tượng khá sâu trong mắt thầy cô cũng như các em học sinh.

“Trước đây, ở trường cũng có tập giảng nhưng khác hẳn lúc đứng lớp thực tế. Vì lần đầu nên rất hồi hộp, chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhưng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy cô, các em học sinh cũng nhiệt tình, ngoan hiền, cộng với kinh nghiệm cá nhân học hỏi được từ kiến thức cũng như các khóa học kỹ năng mềm, nên buổi đứng lớp đầu tiên cũng chưa gặp nhiều khó khăn”. Hồ Bảo Châu, sinh viên Khoa Sư phạm sinh học chia sẻ.

Bài, ảnh: Như Quỳnh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”
Return to top