ClockThứ Tư, 24/05/2017 14:01

“Làng” đúc bờ lô vào vụ

TTH - Tiếng xẻng, tiếng dầm, tiếng vữa trộn hòa lẫn tiếng chuyện trò của những người thợ. Trời vừa sáng cũng là lúc “làng” đúc bờ lô (phường An Tây, TP. Huế) bắt đầu nhộn nhịp.

“Cháy hàng” mùa nắng

Nghề đúc bờ lô ở Huế có lẽ không nơi nào qua vùng An Tây (dọc đường Võ Văn Kiệt và Nguyễn Khoa Chiêm), nơi đây có trên 20 vựa đúc bờ lô, với tuổi đời từ hàng chục năm. Mùa nắng cũng là thời điểm những thợ đúc bờ lô làm việc với công suất gấp đôi, thậm chí gấp ba; trung bình một ngày mỗi bãi bờ lô sản xuất từ 2.000 – 3.000 viên mà vẫn không đủ để cung ứng cho khách.

Công việc xếp bờ lô cho thu nhập khoảng 2 triệu đồng/tháng

Tuy chỉ là công việc làm thêm những lúc nông nhàn nhưng ông Nguyễn Hòa (60 tuổi, ở xã Thủy Thanh, TX Hương Thủy) cũng có trên 10 năm gắn bó với nghề. Theo ông Hòa, đúc bờ lô phải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đều liên quan trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm; ví như viên bờ lô đúc xong không được bảo dưỡng thường xuyên (tưới nước) thì tuổi đời không cao, hay khi đúc vữatrộn không đều, dầm không kỹ là chất lượng kém hẳn.

Ông Hoàng cũng cho biết, bờ lô có hai loại là bờ lô thường và bờ lô bê tông. Gọi là bờ lô bê tông vì ngoài công thức đúc giống bờ lô thường, bờ lô bê tông được trộn thêm nước bê tông (nước bê tông được mua từ nhà máy bê tông trong khu vực), do mác cao nên bờ lô bê tông chủ yếu dùng làm để xây móng nhà, giá bán cũng đắt hơn.

Trong cái nắng quá trưa, những người thợ vẫn đều tay cho ra lò những viên bờ lô chắc nịch. “Mùa này làm còn khỏe hơn mùa mưa, làm viên nào chắc ăn viên đấy; chứ mùa mưa vừa làm vừa canh thời thiết, che chắn mất thời gian lắm. Tuy nhà ở gần nhưng cũng chịu khó ăn tạm miếng cơm bụi để còn làm, mùa nắng tranh thủ được giờ nào hay giờ đó”, chị Nga (ở đường Nguyễn Khoa Chiêm) cho biết.

Tại bãi bờ lô của anh Mẫn (đường Võ Văn Kiệt, phường An Tây) không khí lao động hết sức khẩn trương. Những chiếc xe tải nối đuôi chờ xếp bờ lô lên xe, mấy người phụ nữ bịt kín mặt, mang đồ bảo hộ dày cộm, tay thoăn thoắt xúc vữa, dầm vữa… cho ra khuôn những viên bờ lô vuông vắn. Không ai bảo ai, người nào việc nấy, họ nối tiếp nhau thực hiện công việc của mình.

Anh Mẫn cho hay, mấy năm gần đây, thị trường bờ lô được các cơ sở xây dựng và hộ gia đình sử dụng nhiều. Nhờ đó mà các bãi sản xuất lúc nào cũng bán chạy hàng, thậm chí còn “cháy hàng” vào mùa nóng. Bờ lô ở vùng An Tây được sản xuất hoàn toàn bằng thủ công, được bán tại bãi với giá 3.000 – 3.100 đồng/viên .

“Muốn đúc nhanh, đúc nhiều thì rất dễ, cứ đệm đá vào thì ngày mấy trăm viên cũng có. Nhưng chúng tôi luôn thực hiện nghiêm túc từ trộn tỉ lệ cát, sạn, phụ gia… cho đến công đoạn tưới nước, phơi nắng. Có như vậy chất lượng mới được đảm bảo. Bờ lô An Tây theo chân các công trình xây dựng đi khắp nơi, cả trong và ngoài tỉnh, vẫn luôn được khách hàng hài lòng và tin tưởng”, anh Mẫn bộc bạch.

Cho thu nhập đáng kể

Theo những người thợ đúc bờ lô thì mùa nắng cũng là mùa “làm ăn”, những người thợ lành nghề như ông Hoà, chị Nga nếu thư thả cũng đúc được 400 – 500 viên/ ngày”.Để mỗi viên bờ lô đến được với những công trình xây dựng phải mất khá nhiều công đoạn. Cũng chính vì thế mỗi bãi bờ lô cần 6 - 7 nhân công. Mỗi người chọn cho mình một công việc phù hợp với sức lao động.

Người nào không biết đúc thì nhận việc tưới, xếp bờ lô thành từng chồng. Công việc này chủ yếu là làm bán thời gian nhưng cũng có thu nhập tầm 2 triệu đồng/tháng. Những thợ bốc vác và đúc bờ lô thì được trả công cao hơn, với thù lao 600 đồng/ một viên, trung bình những người thợ có thu nhập 5-6 triệu đồng/tháng. Đối với những người thợ lành nghề, nhiều kinh nghiệm và làm thêm giờ vào buổi tối thì thu nhập lên đến 9 – 10 triệu đồng/tháng.

Làm việc liền tay liền chân nhưng chị Trần Thị Thanh (37 tuổi, khu vực 4, phường An Tây) vẫn vui vẻ chuyện trò: “Thợ ở đây đa phần là phụ nữ, nghề này tuy vất vả, nặng nhọc nhưng được cái là làm gần nhà lại ăn theo sản phẩm nên cũng chủ động được thời gian. Trước đây, nhiều chị em phụ nữ chỉ ở nhà nội trợ nhưng từ khi các bãi bờ lô “ăn nên làm ra”, cần nhiều nhân công hơn, chúng tôi rủ nhau đi làm, ai tay nghề yếu thì nhận xếp; vừa làm gần nhà lại có thêm nguồn thu đáng kể nên cũng ham”.

Dưới cái nắng oi ả của mùa hè, hàng ngày phải tiếp xúc với bụi bặm, mùi vôi vữa… mồ hôi ướt đẫm cả lưng áo, những công nhân ở các bãi sản xuất bờ lô vẫn làm việc cật lực để mong cuối tháng có thu nhập khá, trang trải cho cuộc sống gia đình.

Bài, ảnh: THANH THẢO

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Về làng “check-in”

Để quảng bá cảnh đẹp, thêm điểm vui chơi, giải trí, một số làng quê đầu tư cảnh trí đón khách về “check-in”.

Về làng “check-in”
Vua Hàm Nghi ghé làng La Chử

Làng La Chử được vinh danh là một trong những ngôi làng văn vật của đất Thần kinh. Đường thiên lý Bắc - Nam trước giờ đều chạy ngang, mang đến cho ngôi làng nhiều điều bất ngờ, thú vị. La Chử là một làng cổ, có lẽ được thành lập vào đời Trần không lâu sau khi Ngự sử trung tán Đoàn Nhữ Hài vào kinh lý năm 1307.

Vua Hàm Nghi ghé làng La Chử
Làng

Ngày còn nhỏ, cứ nghe được về làng là vui náo nức. Bởi lúc đó, làng còn là một chốn xa xôi, có ruộng lúa mênh mông và trời xanh cao tít.

Làng
Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo: Mấu chốt vẫn là vấn đề ý thức

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức lễ phát động “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”. Đây là chủ trương, giải pháp lớn, mang nhiều ý nghĩa để sớm hạ tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh xuống mức thấp nhất; thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo Mấu chốt vẫn là vấn đề ý thức
Họ Đoàn làng Mỹ Lợi làm khuyến học

Thành lập Ban Khuyến học khuyến tài từ năm 2000, hơn 20 năm qua dòng họ Đoàn làng Mỹ Lợi (Vinh Mỹ, Phú Lộc) là một điểm sáng trong phong trào xây dựng dòng họ khuyến học của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Họ Đoàn làng Mỹ Lợi làm khuyến học
Return to top