ClockThứ Năm, 15/12/2016 14:27

Làng hoa chìm trong nước lũ

TTH.VN - Thủy điện đồng loạt điều tiết lũ đã làm vùng hạ du ngập cục bộ. Đến sáng 15/12, một số vùng thấp trũng như xã Phú Dương, Phú Thanh, Phú Mậu (huyện Phú Vang)- nơi có vựa hoa tết lớn nhất tỉnh, bị chìm trong nước lũ.

Nước sông tiếp tục lên, nhiều vùng bị chia cắtTheo dõi diễn biến mưa lũ, chủ động ứng phó kịp thờiLũ xuống chậm, nhiều nơi vẫn còn ngập

Từ đêm 14/12 đến sáng nay, hàng chục hộ dân ở các thôn Mỹ An, Lưu Khánh, Phú Khê (xã Phú Dương)  “căng mình” tát nước, đắp đê bao cứu 6,5 ha hoa cúc tết. Khoảng 1 giờ sáng nay, tuyến bờ bao ở thôn Lưu Khánh bị vỡ, người trồng hoa đành “thả tay” cho nước lũ ngập trắng đồng.

Những giá đỡ bằng tre cho hoa tết, chỏng chơ trong nước lũ

Theo thống kê, cánh đồng hoa Lưu Khánh có diện tích khoảng 20 mẫu của 50 hộ dân trồng hoa tết. Hiện tại, nước đã lênh láng trên đồng, chỉ còn lưa thưa những ngọn tre dùng để làm giá cho hoa cúc. “Bình quân mỗi sào hoa cúc đến thời điểm này đầu tư khoảng 7-8 triệu (1,6 triệu tiền giống, 2 triệu tiền phân, 5 triệu tiền thuốc). Nước ngập lênh láng thế này xem như mất trắng”, ông Phan Trí Quang (thôn Lưu Khánh) buồn bã.

Không chỉ hoa trồng trên luống, hoa cúc trong chậu của các hộ dân ở thôn Mỹ An cũng đang “đứng ngồi không yên” khi mưa lũ liên tục, rét kéo dài đã làm cho hoa không cho búp, nụ bị “điếc”.

Người dân Phú Mậu vận chuyển hoa lên cao tránh lũ

Bà Lê Thị Thu Hằng, Chủ tịch UBND xã Phú Dương cho biết: “Hiện tại, đã có 6,5ha hoa cúc tết trên toàn xã bị ngập sâu trong nước, nguy cơ hư hại gần như 100%. Chúng tôi đang cử cán bộ đi thống kê, nắm tình hình thiệt hại và có biện pháp giúp người dân “cứu” những diện tích hoa ngập nhẹ”.

Mưa lũ kéo dài, hoa cúc chậu bị điếc đã khiến người dân Phú Dương bị thua lỗ

Theo bà Hằng, từ tối 14/12, nước lũ lên nhanh đã làm tình trạng sạt lở tại sông Phổ Lợi diễn ra khá mạnh, buộc phải di dời 15 hộ dân ở thôn Phú Khê trong đêm. “Hiện các hộ dân này đã được di dời lên vùng cao ở các cơ sở trường học, cơ quan, cấp như yếu phẩm, nước sạch đảm bảo sinh hoạt”, bà Hằng nói.

Tương tự, làng hoa Phú Mậu nằm ở hạ nguồn sông Hương cũng bị ngập trong nước.

6,5 ha hoa cúc của xã Phú Dương đều chìm trong nước lũ

Ông Trần Hiếu Cơ, Chủ tịch UBND xã Phú Mậu cho biết, toàn HTX Phú Mậu 2 hàng năm đưa vào trồng khoảng 5 ha hoa tết các loại. Đến thời điểm này đã có một số diện tích khá lớn chìm trong nước lũ. Do chưa có thống kê cụ thể nên chưa biết thiệt hại đối với diện tích hoa bị ngập”. Theo ông Cơ, hoa tết trồng chậu nhiều hộ dân đã đầu tư hệ thống giàn cao, chống ngập nước. Còn đối với hoa cúc tết trồng trên luống, qua nhiều mùa vụ bà con đã tôn nền cao. Chỉ có những diện tích thấp trũng nguy cơ thiệt hại rất cao.

Hà Nguyên (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoa tết và câu chuyện thích ứng thị trường

Thực tế cho thấy, câu chuyện luẩn quẩn của ngành trồng, kinh doanh hoa tết vẫn lưu cửu. Dù bài học “bể hoa tết” không mới, nhưng gần như năm nào cũng tái diễn. Đó là bài học về việc “bắt mạch", thích ứng với thị trường”-nguyên tắc sống còn trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là với mặt hàng hoa tết.

Hoa tết và câu chuyện thích ứng thị trường
Hoa tết – một góc nhìn

Cứ tầm 28 đến 30 tháng Chạp lại rộ lên chuyện hoa tết ế ẩm, chuyện chủ hàng treo biển “đại hạ giá, “xả hàng”, rồi tiếp đó, là chuyện “đập chậu, bỏ hoa”… Nhưng ế ẩm, lời - lỗ thế nào, chỉ người bán mới rõ nhất

Hoa tết – một góc nhìn
Chợ hoa tết:
Hoa nhiều, nhưng khách chưa đông

Đó là nhận định của một số hộ kinh doanh hoa và cây cảnh phục vụ thị trường tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn TP. Huế.

Hoa nhiều, nhưng khách chưa đông
"Trạm cá chép siêu tốc" tiễn ông Táo

Từ một vài phường xã triển khai, đến nay, mô hình Trạm tiễn ông táo tập trung được nhiều đơn vị nhân rộng ở TP. Huế. Ngoài bảo vệ môi trường, cách làm sáng tạo này còn góp phần nâng cao ý nghĩa của ngày 23 tháng Chạp.

Trạm cá chép siêu tốc tiễn ông Táo

TIN MỚI

Return to top