ClockThứ Tư, 25/11/2015 06:53

Lãng phí thiết bị, công nghệ ở các trường nghề

TTH - Trường xây dựng khang trang, đầu tư máy móc hàng trăm triệu đồng nhưng không hút được học viên đến học.
Học viên được thực hành máy móc hiện đại ở Trường cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế

Nhiều nghề không có người học

Không thích học nghề do tâm lý trọng bằng cấp đã đành, nhưng chất lượng nguồn lao động đã qua đào tạo nghề hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp sử dụng thiết bị công nghệ cao, công nghệ mới. Nhiều doanh nghiệp phản ánh, máy móc ở các trường, trung tâm lỗi thời nên khi vào làm việc ở doanh nghiệp lao động choáng ngợp, không làm chủ được công nghệ. Thực tế, một số trường cao đẳng, trung cấp nghề mới được nâng cấp nhưng ở tình trạng “bình mới, rượu cũ” nên cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, thực hành hạn chế, đội ngũ giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm. Các trường, trung tâm phụ thuộc vào kinh phí cấp của Nhà nước đầu tư theo các nghề trọng tâm, trọng điểm đã được phê duyệt nên một số nghề thị trường lao động đang cần lại thiếu những máy móc vì không nằm trong danh mục đầu tư.

Những năm gần đây, bức tranh về chất lượng lao động, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc ở các trường nghề ấm dần lên. Các trường nghề của Trung ương đóng trên địa bàn được đầu tư hàng chục tỷ đồng để trang cấp máy móc công nghệ mới. Các xưởng thực hành khá rộng rãi, quy mô đúng tiêu chuẩn. Ký túc xá của nhiều trường nghề rộng rãi, thoáng mát với khu sinh hoạt về thể chất được đầu tư khá nhiều hạng mục. Như vậy để thấy rằng, các trường nghề đã sẳn sàng hội nhập, đào tạo những công nhân có kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài tỉnh. Từ đầu năm đến nay, các cơ sở dạy nghề đã tuyển sinh gần 10.000 người, trong đó, có 2.000 học sinh, sinh viên hệ trung cấp và cao đẳng nghề. Tuy nhiên, tình hình này không mấy khả quan, nhất là do năm học này thay đổi phương thức xét tuyển vào đại học, cao đẳng nên nguồn tuyển sinh cho các trường nghề không còn nhiều. Ông Lê Hòa, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề số 10 cho hay: “Cơ sở của trường đầu tư khá hiện đại với số tiền trên 35 tỷ đồng với đầy đủ trang thiết bị, nhà xưởng thực hành, sân thể thao, nhà đa năng rộng rãi… Nếu chiêu sinh ít quá thì một số máy móc sẽ không phát huy hiệu quả. Chẳng hạn như nghề cơ khí máy móc đầy đủ nhưng rất khó tìm được học viên”.

Máy móc đầu tư tiền tỷ nhưng không có học viên đến học dẫn đến hư hỏng, lỗi thời, không hoạt động được. Mỗi khi trường không thu được học phí thì bao nhiêu khoản cần phải chi như lương, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên cũng như trang cấp, tu dưỡng máy móc… ở dạng cầm chừng. Thế nên, một thời gian dài nhiều trường nghề phải “lấy ngắn, nuôi dài” khi nhờ vào chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trung tâm dạy nghề ở các huyện, nếu không mở các lớp dạy nghề cho nông dân thì sẽ đìu hiu khi không có người đến học. Thực tế cho thấy, hiện ngành nghề đào tạo trong hệ thống trường cao đẳng nghề, trường nghề còn chồng chéo khá nhiều. Ngược lại, một số nghề đang có nhiều triển vọng phát triển lâu dài, gắn với điều kiện của địa phương như các nghề truyền thống lại không có giáo viên, không tuyển được học sinh.

Xây dựng mô hình liên kết

Ông Nguyễn Xuân Quang, Phó Giám đốc Sở Lao động TB&XH cho hay: Nhiều trường cao đẳng, Trung cấp nghề được đầu tư khá hiện đại, đồng bộ song công tác tuyển sinh tiếp tục khó khăn nên chưa sử dụng hết công sức trang thiết bị dạy nghề. Toàn tỉnh có 3 cơ sở dạy nghề do địa phương quản lý: Trường cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế, Trường trung cấp nghề thành phố Huế và Trường trung cấp nghề Quảng Điền. Ngân sách Nhà nước cấp để trang cấp thiết bị cho các trường này từ 5 đến 7 tỷ đồng theo chương trình đào tạo nghề lao động nông thôn. Thế nên, khi ngành nghề ở trường này không chiêu sinh được thì chúng tôi sẽ luân chuyển số máy móc sang trường khác để tránh sự lãng phí.

Chật vật chiêu sinh, song các trường nghề vẫn không bỏ cuộc. Liên kết với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh là một trong những giải pháp cấp thiết của các trường nghề hiện nay. Trường cao đẳng nghề đã có sự liên kết khá chặt chẽ với doanh nghiệp khi gửi sinh viên đến thực tập, tiếp đến, có biên bản ký kết về liên kết đào tạo và tuyển dụng. Qua đó, trường cung ứng hàng ngàn cán bộ kỹ thuật cho các khu công nghiệp, khu kinh tế trong và ngoài tỉnh. Riêng với những trường nghề, trung tâm không đủ máy móc hiện đại, lao động sẽ được học tại doanh nghiệp và mời giáo viên trường nghề đến giảng dạy. Người học nghề được học những nghề phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Họ được thực tập ngay trên các máy móc, thiết bị đang sử dụng tại doanh nghiệp, nên có thể vận dụng được những kiến thức đã học, đồng thời nâng cao được kỹ năng nghề. Ông Cung Trọng Cường, Hiệu trưởng Trường cao đẳng công nghiệp Huế chia sẽ. Bắt đầu từ những mô hình liên kết hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đã quay trở lại đầu tư nâng cấp cho các cơ sở dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động có chất lượng cho doanh nghiệp.

 Để thu hút học sinh sau khi tốt nghiệp THPT vào các trường nghề, năm nay các trường nghề có chiến lược dài hơi và quyết liệt. Đó là, các trường dạy nghề tiếp tục đổi mới về cơ cấu đào tạo, trong đó tập trung đổi mới về ngành nghề, gắn đào tạo với nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu của xã hội. Nhiều trường nghề đã chủ động tiếp cận học viên bằng cách tăng cường tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh, gửi thông báo tuyển sinh về các địa phương, cấp học bổng cho học sinh có thành tích tốt. Hơn nữa, các trường cao đẳng nghề tiếp tục khẳng định thương hiệu trên thị trường lao động khi nhận nhiều mặt hàng phù hợp để sinh viên tập làm quen ở các xưỡng của trường. Với những nỗ lực từ phía trường nghề, hy vọng bức tranh về đào tạo nghề của tỉnh sẽ khá hơn, có thể là ít về số lượng nhưng sẽ được thị trường lao động chấp nhận từ chất lượng nguồn lao động.

Bài, ảnh: Huế Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6: Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi

Cuộc đánh chiếm đảo Cô Lin của kẻ thù vào năm 1988 đã thất bại trước sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ Hải quân. Hình ảnh con tàu HQ 505 huyền thoại bốc cháy thành ngọn lửa quyết tử để giữ được đảo Cô Lin luôn in hằn trong trí nhớ người dân Việt Nam. Cô Lin ngày xưa kiên cường, Cô Lin ngày nay luôn chắc tay súng, thường trực cảnh giác để canh giữ trời biển. Gió biển vẫn mát rượi thổi vào đảo như tình yêu quê hương…

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6 Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top