ClockThứ Sáu, 19/10/2018 08:23

Lãng phí thực phẩm là tiếp tay hủy diệt môi trường

TTH - Nhiều kênh thông tin đang lên tiếng về tình trạng lãng phí thực phẩm trên toàn thế giới gây mất cân bằng rất lớn đến nhu cầu lương thực, cuộc sống và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Lượng lương thực bị mất mát hoặc lãng phí theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp quốc (FAO) trên toàn thế giới mỗi năm lên đến 1,3 tỷ tấn, với trị giá tương đương khoảng 940 tỷ USD. Lượng thực phẩm lãng phí mỗi ngày có thể giúp đến 2 tỷ người được ăn no.

Một khảo sát do Electrolux thực hiện trên quy mô 4.000 hộ gia đình tại 8 quốc gia châu Á- Thái Bình Dương cho thấy Việt Nam đứng thứ 2 về chỉ số lãng phí thực phẩm, chỉ xếp sau Trung Quốc. Nghịch lý là trong khi thực phẩm bị vứt bỏ thì còn rất nhiều người bị thiếu ăn.

Những con số được thống kê thực sự là điều đáng để suy ngẫm vì ngoài vấn đề nhân đạo còn gây tác động đến kinh tế và môi trường. Nhất là trong lúc nước ta và nhiều nước trên thế giới đang chú trọng xu hướng tiết kiệm, chống lãng phí tài nguyên, nhưng riêng về thực phẩm thì dường như người tiêu dùng vẫn chưa quan tâm và chưa có thói quen sử dụng hợp lý, tránh bỏ phí dù một mẩu nhỏ.

Còn nhớ chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2013, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã chọn "Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm" với mục đích kêu gọi, khuyến khích mọi người chú ý hơn những ảnh hưởng tới môi trường từ việc lựa chọn thực phẩm, tránh lãng phí thực phẩm và lựa chọn những loại thực phẩm ít ảnh hưởng đến môi trường.

Thông điệp kêu gọi mọi người tránh lãng phí thức ăn không chỉ dừng lại ở việc ăn vừa đủ, không bỏ phí để tiết kiệm tiền của, xả nhiều chất thải ra môi trường mà quan trọng hơn cả là việc nên chọn loại thực phẩm nào để thể hiện ý thức sống thân thiện, hài hoà với môi trường, thiên nhiên. Chẳng hạn như hưởng ứng chiến dịch nói không với thịt thú rừng, từ hạn chế đến nói không với thịt chó...

Việc lãng phí thực phẩm chính là lãng phí về tài nguyên, quỹ đất, nguồn nước đầu vào, vật tư nông nghiệp, nhiên liệu hoá thạch... dùng cho sản xuất thực phẩm và phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu.

Tác động của lãng phí thực phẩm còn gây thiệt hại về tài chính. Thiệt hại trước hết là phí phạm công sức lao động, khi hằng ngày chúng ta vừa phải tạo ra sản phẩm nhưng đồng thời đang vô tình "ném" từng đồng tiền kiếm được vào sọt rác. Vì thế, bất cứ nơi đâu thực phẩm được tiêu thụ hằng ngày trong cuộc sống, như ngay tại gia đình, siêu thị, nhà hàng, khách sạn..., chúng ta cũng có thể áp dụng và vận động những người xung quanh xây dựng ý thức, thói quen chống lãng phí thức ăn, thực phẩm. Quan niệm "mâm cao cổ đầy", thiết đãi hậu hĩnh trong những dịp lễ, tiệc quan trọng của người dân cũng nên thay đổi theo hướng tiết kiệm để hướng đến một tương lai bền vững hơn.

Ngoài hành vi, ý thức sử dụng, nguyên nhân sâu xa chiếm tới 40% tổng lượng lương thực lãng phí trong chuỗi cung cấp nằm ở khâu sau thu hoạch, sơ chế, phân phối bán lẻ và tiêu dùng. Thực tế nhiều địa phương đang thiếu đầu tư về công nghệ, phương thức thu hoạch, khâu dự trữ, bảo quản sản phẩm và thiếu liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Vì thế, để giảm thiểu mất mát và lãng phí thực phẩm, cần tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng thông qua việc bắt tay, hỗ trợ, hướng dẫn về kỹ thuật và đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông cho người trực tiếp sản xuất đến khâu tiêu thụ thông qua kết nối với các nhà phân phối, bán lẻ và người tiêu dùng.

Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Tái diễn tình trạng rải tờ rơi mời chào cho vay tiền

Thời gian gần đây, trên địa bàn các xã, phường lân cận trung tâm TP. Huế tái diễn tình trạng, các đối tượng lén lút rải tờ rơi mời chào cho vay tiền trả góp. Người dân rất mong lực lượng chức năng có giải pháp xử lý triệt để tình trạng này.

Tái diễn tình trạng rải tờ rơi mời chào cho vay tiền
Phú Vang đồng loạt ra quân xử lý rác thải

Ngày 6/4, trên các trục đường giao thông của các xã, thị trấn, trên các bãi biển...ở Phú Vang, hàng trăm cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường, tiến hành phát quang bụi rậm, thu gom rác thải, cắt tỉa cây xanh che khuất tầm nhìn, góp phần làm cho môi trường ngày càng xanh – sạch - sáng.

Phú Vang đồng loạt ra quân xử lý rác thải
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào
Nông dân tham gia bảo vệ môi trường

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp hội nông dân (HND), hội viên, nông dân (HVND) kết hợp triển khai phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” nhằm nâng cao nhận thức của HVND trong bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn “xanh - sạch - đẹp”.

Nông dân tham gia bảo vệ môi trường

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top