Lãnh đạo nhiều quốc gia kêu gọi đánh thuế carbon
TTH.VN - Trong một tuyên bố chung được công bố hôm nay (20/10), lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp François Hollande lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế áp đặt thuế đối với khí thải carbon, nhằm tránh những tác động nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, liên minh các nước kêu gọi đánh thuế carbon cũng bao gồm các nhà lãnh đạo đến từ Chile, Philippines, Mexico và Ethiopia.
Theo tuyên bố trên, khoảng 40 quốc gia đã thực hiện chương trình và cơ chế áp đặt thuế lên khí thải carbon, chiếm khoảng 12% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.
![]() |
Một cuộc họp bên lề về biến đổi khí hậu được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị mùa Xuân thường niên của IMF/WB tại thủ đô Washington, Mỹ. Ảnh: Climateobserver |
“Chưa bao giờ có một động thái toàn cầu nhằm áp đặt chi phí lên khí thải carbon như hiện nay. Điều đó đánh dấu một bước ngoặt lịch sử sau những cuộc tranh luận về việc giảm thiểu lượng carbon, để thực hiện các chính sách đảm bảo tăng trưởng sạch và thịnh vượng cho thế giới”, Tổng Giám đốc WB Jim Yong Kim nhận định.
Nhà lãnh đạo WB cho biết, tình trạng biến đổi khí hậu đang đe dọa tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là những nước nghèo, và để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, trước hết cần thực hiện triệt để các cơ chế áp thuế khí thải carbon, nguyên nhân gây ra tình trạng ấm lên toàn cầu.
Chính vì thế mà IMF, WB và các nước trên thế giới phải lên tiếng kêu gọi toàn cầu tập trung đánh thuế đối với khí thải carbon nhằm buộc các cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ ít thải khí carbon hơn, đồng thời ngừng chính sách trợ giá chất đốt để giảm thiểu khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính.
Thanh Ngân (lược dịch từ Imf.org & Newstral)
- Châu Á: Nhiều doanh nghiệp chuyển sang bao bì có thể ăn được (11/04)
- Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia (11/04)
- Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo (10/04)
- Singapore là nước đầu tiên phê chuẩn hiệp định RCEP (10/04)
- Hoàng thân Philip, chồng Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ Nhị qua đời (10/04)
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ (10/04)
- Thổ Nhĩ Kỳ tìm nguồn cung ứng sản phẩm, linh kiện điện tử từ Việt Nam (09/04)
- Dại dịch COVID-19 để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng (09/04)
-
Châu Á: Nhiều doanh nghiệp chuyển sang bao bì có thể ăn được
- Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia
- Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ
- Singapore chấp nhận hộ chiếu vaccine kỹ thuật số từ tháng tới
- COVAX đặt mục tiêu triển khai vaccine Covid-19 tại hơn 100 nước trong vài tuần tới
- Canada và ASEAN đẩy mạnh quan hệ hợp tác
- Mỹ, Pháp, Nhật gồng mình chống dịch, Anh bắt đầu kế hoạch mở cửa kinh tế
- Bloomberg: Nền kinh tế thế giới có nguy cơ “phân kỳ nguy hiểm”
- Ùn tắc giao thông tại kênh đào Suez đã hoàn toàn được giải tỏa
- Từ sự cố ở kênh đào SUEZ nghĩ đến tầm quan trọng của vận tải biển đối với thương mại toàn cầu
-
Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ
- Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ vận động chống kỳ thị với người gốc Á
- Việt Nam kêu gọi tăng nỗ lực thực hiện hiệp định hòa bình tại Mali
- Ai Cập: Giao thông hàng hải dọc kênh đào Suez 'tuyệt đối an toàn'
- Philippines quan tâm đến việc gia nhập hiệp định CPTPP
- COVAX đặt mục tiêu triển khai vaccine Covid-19 tại hơn 100 nước trong vài tuần tới
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Singapore chấp nhận hộ chiếu vaccine kỹ thuật số từ tháng tới
- Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN
- Canada và ASEAN đẩy mạnh quan hệ hợp tác