ClockThứ Tư, 01/05/2019 14:39

Lãnh đạo Việt Nam và các nước chúc mừng tân Nhật hoàng Naruhito

Ngày 1/5, nhân dịp Hoàng Thái tử Naruhito lên ngôi, trở thành Nhà vua Nhật Bản với niên hiệu Lệnh Hòa, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi thư chúc mừng tới Nhật hoàng Naruhito.

Hoàng Thái tử Naruhito lên ngôi Hoàng đế Nhật Bản với niên hiệu ReiwaNhật Bản trước thời khắc diễn ra lễ thoái vị của Nhật Hoàng Akihito'Lệnh Hòa' là niên hiệu vương triều mới của Nhật Bản từ 1/5

Theo

Nhà vua mới Naruhito đọc diễn văn tại lễ kế vị vua cha ngày 1/5. Ảnh: REUTERS

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã gửi điện mừng tới Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi điện mừng tới Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Chuichi Date và Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima.

​Trong thư chúc mừng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tin tưởng nhân dân Nhật Bản sẽ giành được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong công cuộc phát triển đất nước trong thời kỳ Lệnh Hoà, và với sự đồng thuận và nỗ lực của Chính phủ và nhân dân hai nước, quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ ngày càng phát triển hiệu quả, thực chất.

​Nhân dịp này, phó thủ tướng, bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh gửi Điện mừng tới bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono.

Theo hãng tin Kyodo (Nhật Bản), sau khi ông Naruhito chính thức trở thành nhà vua thứ 126 của Nhật Bản, lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới đã gửi điện chúc mừng tân vương cùng người dân Nhật Bản.

Tính tới trưa 1/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là các nhà lãnh đạo đầu tiên gửi lời chúc mừng tới tân vương nước Nhật.

Vợ chồng thượng hoàng Akihito - Ảnh: AP

Thượng hoàng Akihito sẽ cùng vợ rời Cung điện hoàng gia

Theo báo Japan Times, Thái thượng hoàng Akihito cùng Thái thượng hoàng hậu Michiko sẽ rời Cung điện Hoàng gia vào một thời điểm sau lễ thoái vị ngày 30/4 để dành không gian này cho nhà vua mới Naruhito cùng gia đình của ông.

Cùng với việc bàn giao lại không gian sống trang trọng này, Thái thượng hoàng Akihito cũng muốn trao truyền lại cho con trai những trách nhiệm của họ trên cương vị mới để có thể lui về cuộc sống tịnh dưỡng tuổi già.

Trước mắt theo kế hoạch, vợ chồng Thái thượng hoàng Akihito sẽ chuyển tới ở tạm thời tại một khu nhà hoàng gia khác thuộc phường Minato, thủ đô Tokyo. Sau đó, khi Cung điện Togu ở khu Akasaka cũng thuộc Tokyo hoàn thành công tác tu bổ, sửa chữa, họ sẽ về ở hẳn tại đó.

Cung điện Togu cũng sẽ được đổi tên thành Cung điện Hoàng gia Sento, có nghĩa "nơi để cặp vợ chồng hoàng gia đã về hưu sinh sống".

Nhật hoàng Naruhito vẫy tay chào người dân khi xe chở ông đến trước cung điện hoàng gia ở Tokyo, Nhật Bản ngày 1/5. Ảnh: REUTERS

Người Nhật kì vọng hòa bình, thịnh vượng trong vương triều mới

Hãng thông tấn Reuters đã phỏng vấn một số thường dân Nhật Bản về cảm nhận của họ khi sống ngày đầu tiên dưới vương triều mới với niên hiệu Lệnh Hòa và tân Nhật hoàng Naruhito.

Ông Kazue Miaji, 67 tuổi, cho biết: "Vương triều Bình Thành là vương triều mà Nhật Bản không tham gia chiến tranh với bất cứ nước nào. Tôi khẩn mong vương triều Lệnh Hòa cũng tiếp nối truyền thống này để góp phần mang lại một thế giới không có chiến tranh.

Hi vọng nhà vua mới cũng kế tục và phát huy những tư tưởng và quan điểm sáng suốt của cha mình và gần gũi với người dân".

Ông Hiroshi Takahashi, 78 tuổi, chủ tiệm bánh ngọt "wagashi" truyền thống của Nhật thì bày tỏ: "Một kỷ nguyên mới tràn đầy hi vọng vừa mở ra. Sẽ thật tốt nếu thế giới được tươi sáng, kinh tế thịnh vượng và những điều đó mang lại cảm giác thật tuyệt vời.

Nhật hoàng mới có tính cách rất đáng ngưỡng mộ và tôi hi vọng ngài sẽ xây dựng được một gia đình hoàng gia đáng ngưỡng mộ, trong đó thể hiện được phẩm chất cá nhân của mình".

Trả lời phỏng vấn khi đang chờ tàu ở Tokyo, anh Shigeru Yoshizawa, một người làm công, cho biết: "Tôi hi vọng thế giới được hòa bình trong kỉ nguyên Lệnh Hòa và mong sao nền kinh tế sẽ khởi sắc. Mong rằng tân Nhật hoàng sẽ trở thành một biểu tượng giống như cha của ngài".

 

 

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10
Thông tin doanh nghiệp
Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam

Việc tìm kiếm được một đơn vị sản xuất và cung cấp gói hút ẩm uy tín, chất lượng, giá tốt là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều đối tác và doanh nghiệp. Hiện có rất nhiều nhà quản lý đau đầu vì không tìm thấy được công ty nào uy tín và đáng tin cậy. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về Thịnh Phong Corp - Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm uy silicagel uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Kazimierz và 17 năm ở Việt Nam

Mỗi khi nghĩ đến KTS. Kazimierz Kwiatkowski tôi lại nhớ tiểu thuyết “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân” - một cuốn tiểu thuyết tình báo nổi tiếng của nhà văn Liên Xô (cũ) Yulian Semyonov, xuất bản năm 1969 và sau đó được dựng phim nhiều tập. Nhân vật chính là một sĩ quan tình báo của Liên Xô, bối cảnh tác phẩm bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ 2. Cuộc đời hoạt động trùng tu, cứu vãn di tích văn hóa của Kazimierz cũng có sự trùng hợp con số 17. Một KTS người Ba Lan có 17 năm liên tục làm việc ở Việt Nam.

Kazimierz và 17 năm ở Việt Nam
Return to top