ClockThứ Sáu, 26/05/2017 13:36

Lao động làm việc ở các công trình: Từ chối nếu thấy hiểm nguy

TTH - Lao động thời vụ thường không mấy quan tâm đến môi trường làm việc, dẫu vẫn biết không an toàn. Họ sợ mất việc, cuộc sống lại bấp bênh hơn. Đã đến lúc, lao động cần nói không với môi trường làm việc đầy rủi ro, nguy hiểm khi đã có những quy định về pháp lý bảo vệ.

Lao động có quyền từ chối nếu môi trường làm việc không an toàn (ảnh mang tính minh họa)

Nhắm mắt làm ngơ

Lâu nay, nỗi lo thất nghiệp đã “dẫn dắt” hàng trăm ngàn người vào làm lao động tự do tại các công trình xây dựng. Họ chấp nhận rủi ro, thách thức với chính tính mạng của mình để đổi lấy đồng tiền ít ỏi. Dù công trình xây dựng đều đặt các biển báo, như “an toàn là trên hết” hay “lao động phải an toàn”, nhưng phía sau những tấm biển ấy, điều kiện làm việc cũng như việc chấp hành các quy định về an toàn lao động của các nhà thầu và công nhân vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại... Nhiều nhà thầu không cung cấp đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân. Việc huấn luyện kiến thức về an toàn cho lao động đôi khi chỉ làm theo hình thức. Anh Trương Công Minh, một thợ xây ở phường Xuân Phú (TP. Huế), kể: “Bọn tui làm ngày mô lấy tiền ngày nấy, chẳng có hợp đồng, bảo hiểm lao động, sợ nhất là điện rò rỉ. Bữa trước, có một người làm cùng, chẳng may bị rớt từ trên cao xuống do giàn giáo bị gãy, rứa là ở nhà cả nửa năm nay không đi làm được. Chủ đưa cho 3 triệu thuốc men rồi hết trách nhiệm”.

Nhiều công nhân tại các công trình xây dựng khi được hỏi về hợp đồng lao động đều có chung câu trả lời, chủ nhận được công trình thì gọi, chủ yếu là  “hợp đồng miệng”. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng an toàn lao động trong các công trình xây dựng cao tầng là tình trạng các doanh nghiệp xây dựng cho mượn pháp nhân và khoán trắng an toàn ở công trường cho cai thầu. Các cai thầu  lại tuyển lao động tự do vào làm, hầu hết là không có kiến thức, ý thức về an toàn lao động. Khi chúng tôi hỏi sao không từ chối khi thấy không an toàn, anh Nguyễn Đức Nghĩa, lao động ở phường Trường An (TP. Huế), trải lòng: "Gần 50 tuổi vẫn còn làm thợ nên rất khó tìm việc. Tôi nhận làm công trình, việc mới đều đều, lương tiền ổn định. Biết không an toàn, nhưng mình có ý kiến họ  sẵn sàng cho nghỉ việc ngay. Biết đâu, họ lại chuyền tai nhau tôi hay “đòi hỏi”, “yêu sách” thì liệu tôi có tiếp tục tìm được việc? ".

Lao động được phép từ chối

Mới đây, chuyện một toán thợ ở phường Xuân Phú (TP. Huế ) từ chối nhận thi công một công trình xây dựng trong thành phố khiến nhiều lao động bàn tán. Người cho rằng, thời buổi khó tìm việc làm, chỗ nào trả lương cao hà cớ gì phải từ chối. Làm việc lâu năm cần chi phải bảo hộ lao động, cẩn thận một chút sẽ chẳng sao...

Người khác lại đồng tình khi lao động lớn tuổi lại leo lên những tòa nhà cao tầng quá sức nguy hiểm. Trong khi đó, vấn đề kiểm tra sức khỏe của công nhân, nhất là những người phải làm việc trên độ cao bị các nhà thầu bỏ qua hoặc có kiểm tra thì cũng làm sơ sài. Trong khi đó, giàn giáo không được lắp đặt đúng kỹ thuật hoặc không đảm bảo an toàn là một trong những lý do khiến lao động dễ bị tai nạn.

Anh Nguyễn Văn Tý, một thợ xây ở phường Xuân Phú (TP. Huế), chia sẻ: "Tôi cảm thấy tức ngực, khó thở, huyết áp cao nên khi nhà thầu yêu cầu làm việc ở độ cao thì tôi từ chối. Vẫn biết công trình đang thiếu thợ nhưng lỡ có chuyện gì thì mình lãnh đủ khi không ký hợp đồng. Chúng tôi sẽ thương lượng, nếu chủ thầu không đồng ý, tôi đành chuyển sang công việc khác”. Đó cũng là nguyện vọng  của nhiều lao động tự do sau khi được Sở Lao động, Thương binh & Xã hội tập huấn về công tác an toàn vệ sinh lao động. Một thông tư đúng đã nhận được nhiều ý kiến tán thành của lao động tự do.

Ông Hoàng Văn Phước, Trưởng phòng Việc làm – An toàn lao động thuộc Sở Lao động, Thương binh & Xã hội cho biết: "Theo Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2016, ngoài việc người lao động được cung cấp đầy đủ thông tin về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc thì họ còn có quyền từ chối nơi làm việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa đến tính mạng hoặc sức khỏe. Cũng theo ông Phước, việc này không được coi là vi phạm kỷ luật lao động và vẫn được trả đủ tiền lương. Tuy nhiên, để hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động có thể xảy ra, người lao động và người sử dụng lao động cần được trang bị đầy đủ kiến thức, phương tiện bảo hộ và xây dựng môi trường làm việc an toàn".

An toàn lao động là quyền cơ bản của người lao động. Người sử dụng lao động phải nhận thức trách nhiệm bảo đảm an toàn lao động trong đơn vị. Bản thân người lao động phải có ý thức tự bảo vệ mình và những người khác khi làm việc. Kiên quyết từ chối làm việc khi thấy các yếu tố không bảo đảm an toàn. Điều quan trọng, các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm những vụ vi phạm vệ sinh, an toàn lao động.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững

Đó là chủ đề hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 15/3 do UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động Thương binh và xã hội, cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức.

Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững
Thủ tướng có các cuộc làm việc với giới khoa học, doanh nhân New Zealand

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức New Zealand sáng 10/3, tại thành phố Auckland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với các nhà khoa học công nghệ người Việt tại New Zealand; tiếp Hiệu trưởng Đại học Waikato; làm việc với Hội đồng Kinh doanh thành phố Auckland và một số doanh nghiệp tiêu biểu của New Zealand để nắm bắt tình hình; tìm hiểu nhu cầu, tiềm năng, khả năng, cơ hội hợp tác; chia sẻ kinh nghiệm; kết nối hợp tác trong các lĩnh vực.

Thủ tướng có các cuộc làm việc với giới khoa học, doanh nhân New Zealand
Gắn việc sắp xếp, tổ chức bộ máy với tinh giản biên chế

Ngày 1/3, Đoàn ĐBQH tỉnh do Phó trưởng đoàn Nguyễn Thị Sửu làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát, làm việc với Sở Nội vụ về Nghị quyết 19 thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) giai đoạn 2018 - 2023.

Gắn việc sắp xếp, tổ chức bộ máy với tinh giản biên chế

TIN MỚI

Return to top