ClockThứ Sáu, 06/07/2018 14:30

Lao động tự do chưa mặn mà với bảo hiểm xã hội tự nguyện

TTH - Anh xe ôm, bác nông dân hay chị bán hàng xén đều có thể có lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXHTN). Thế nhưng, họ vẫn chưa mặn mà với loại hình bảo hiểm này.

122,6 triệu hồ sơ được gửi đề nghị thanh toán BHYTNhiều doanh nghiệp đã tiến hành trả nợ bảo hiểm xã hộiKhông cần đem theo thẻ bảo hiểm y tế khi khám bệnh

Trao sổ BHXH cho chị Nguyễn Thị Diện ở chợ Phò Trạch

Ở chợ Phò Trạch (thị trấn Phong Điền) có nhiều tiểu thương chắt chiu từng đồng để tham gia BHXHTN. Chị Nguyễn Thị Thủy, chủ một tiệm may trong chợ, tham gia loại hình bảo hiểm này gần 10 năm. Chị giải bày, chừ còn sức khỏe, cố dành dụm để về già cũng có “đồng vô, đồng ra”. Ở nhà, có con heo đất, mỗi chiều đi làm về, tôi bỏ ống 15.000 đồng/ngày, cứ một quý lại đập heo, đóng tiền BHXHTN với mức đóng 1.500.000 đồng/quý. Ở khu chợ này cũng có nhiều người nghĩ như chị, bởi đóng BHXHTN về lâu dài, không chỉ có cuốn sổ hưu để đảm bảo cuộc sống mà còn có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và các chế độ tử tuất.

Toàn huyện Phong Điền có trên 200 người dân đóng BHXHTN. Tôi vẫn nghĩ, con số đó khá lý tưởng khi toàn tỉnh cũng mới có 1.600 người tham gia. Nhưng, qua cách nói chuyện của Giám đốc BHXH huyện Phong Điền, Lê Đình Hòa, vẫn chưa thực sự ưng ý. Ông bảo, ở Phong Điền vẫn còn nhiều nông dân sản xuất giỏi, làm chủ những trang trại bạt ngàn trên đất cát và nhiều tiểu thương biết lo xa như chị Thủy nên chỉ tiêu mà ngành đề ra phải vận động được 1.000 người tham gia đóng BHXHTN vẫn chưa đạt được.

Sau hơn 10 năm hoạt động, BHXHTN đã điều chỉnh những bất cập, cách đóng cũng linh hoạt hơn. Nhiều nông dân có nhu cầu và mong muốn tham gia loại hình bảo hiểm này vì tính an toàn cao, được Nhà nước hỗ trợ và bảo trợ. Người dân có thể đóng hàng tháng đến đóng một lần cho nhiều năm về sau. Có những người tham gia thời gian đóng BHXH thiếu khoảng 10 năm thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. “Người cận nghèo được hỗ trợ 25% mức đóng; người nghèo hỗ trợ là 30%, còn đối tượng bình thường thì hỗ trợ 10%. Số tiền ấy chưa phải nhiều nhưng thể hiện cộng đồng trách nhiệm trong việc an sinh xã hội cho các đối tượng lao động phi kết cấu”. Chị Nguyễn Thị Diện, bán hàng lagim ở chợ Phò Trạch, người có 3 năm tham gia BHXHTN hài lòng.

Người dân có quyền lựa chọn loại hình bảo hiểm và phương thức đóng bảo hiểm mà họ cho là phù hợp. Lao động chỉ cần đóng mức thu nhập tháng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng. Cơ chế khuyến khích này đưa ra nhằm tăng diện bao phủ BHXH trong toàn dân. Đã có những gật đầu, tán thuận của 200 chủ trang trại khi được tuyên truyền về BHXHTN. Theo cách tính toán của ông Hòa, chỉ cần khai thác được 10% trong số đó cũng được xem thành công. Khi thấy chính sách lương hưu cho nông dân hiệu quả ắt hẳn lan rộng.

Trong chương trình giao lưu trực tuyến của ngành BHXH mới đây, người ta nhắc nhiều đến mô hình BHXHTN ở tỉnh Nghệ An, những nông dân đầu tiên của cả nước có lương hưu. Người thấp nhất có mức lương trên 300.000 đồng/người/tháng và cao nhất là trên 14.000.000 đồng/người/tháng; trong đó, có nhiều gia đình nông dân cả bố mẹ, con cái cùng tham gia. Kinh nghiệm thành công của tỉnh bạn là, phải tìm hiểu đời sống nông dân, nắm bắt nhu cầu tham gia BHXH. Mỗi cán bộ BHXH trở thành một báo cáo viên, tuyên truyền viên về chính sách BHXHTN.

Ngẫm lại, đây chính là rào cản ở Thừa Thiên Huế khi suốt thời gian dài thông tin tuyên truyền về BHXHTN chưa thực sự “phủ sóng” đến khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Người dân lại gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận chính sách dành cho họ, về địa điểm đăng ký, thủ tục thực hiện, mức đóng... do sự lúng túng của nhiều cơ quan chức năng ở địa phương trong công tác hướng dẫn.

Người ta cứ nói nhiều đến việc nông dân hay lao động tự do thu nhập bấp bênh nên không có khả năng tham gia BHXHTN. Một thời, Thừa Thiên Huế phát triển phong trào nuôi heo đất để mua thẻ BHYT. Hội phụ nữ, hội nông dân hay các hợp tác xã tương trợ, cho nhau mượn tiền để nhà nhà có thẻ BHYT phòng thân. Thế nên, không khó để nghĩ ra cách hỗ trợ giúp nhau tham gia BHXHTN để an sinh lúc về già. Mấu chốt là, người dân phải am tường chính sách thì họ mới tham gia.

Đội ngũ đại lý BHXH ở cơ sở phải có cách tiếp thị thật tốt, nhiệt tình, tuyên truyền về chính sách mọi lúc, mọi nơi. Cách thu tiền cũng phải linh hoạt, tiện ích, may ra mới cải thiện được tình hình e ngại của lao động tự do về chính sách dành cho họ như hiện nay.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngăn “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội một lần

2 tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh có gần 2.000 người làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần; riêng tháng 2/2024 có gần 900 người, tăng 10,7% so với tháng trước. Đây là thực trạng đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động (NLĐ) mà còn ảnh hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Ngăn “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội một lần
Tuyên truyền BHXH tự nguyện: Từ thấu hiểu đến hành động

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách bảo hiểm ưu việt, nhân văn của Đảng và Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Để người dân hiểu và tham gia, BHXH tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, linh hoạt các phương thức truyền thông với mục tiêu thu hút ngày càng nhiều người dân tham gia để thụ hưởng quyền lợi khi về già.

Tuyên truyền BHXH tự nguyện Từ thấu hiểu đến hành động
Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững

Đó là chủ đề hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 15/3 do UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động Thương binh và xã hội, cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức.

Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững

TIN MỚI

Return to top