Lấy nhận xét thay cho điểm ở bậc tiểu học, một ý tưởng hay
TTH - Trước hết, cần khẳng định chủ trương lấy nhận xét thay cho điểm ở bậc tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo là rất đáng trân trọng, vì nó hòa nhập với giáo dục hiện đại.Trước một vấn đề mới, bao giờ cũng có những dư luận trái chiều, điều đó không có gì lạ. Nhiều buổi tập huấn, một số lần hội thảo, một vài chương trình truyền hình được tiến hành… để làm rõ cái mới này.Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi thì số đông, kể cả giáo viên chưa hiểu được bản chất của vấn đề.
Về mặt lý luận, theo chúng tôi việc lấy nhân vật trung tâm của nhà trường (học sinh thay cho nhân vật trung tâm giáo viên) là một bước tiến bộ của giáo dục. Sự tồn tại của nhà trường là vì học sinh chứ không vì một ai khác. Học sinh là linh hồn của nhà trường. Trong đào tạo phải coi trọng quá trình chứ không lấy kết quả cuối quá trình làm thước đo. Việc cho điểm là lấy kết quả của quá trình và nếu không kiểm soát được quá trình thì kết qủa đó không đúng thực chất.Vả lại, điểm số nằm ngoài sự phát triển của chính nó. Ví như với đối tượng là một công nhân thì việc làm ra sản phẩm là bản chất của quá trình lao động, việc nhận lương (hay bằng khen) nằm ngoài bản chất của quá trình lao động. Nhưng với người lớn, đồng lương (hay bằng khen) là cần thiết cho cuộc sống, còn đối với trẻ em thì điểm số không cần thiết. Điểm số là một định lượng tuyệt đối. Định lượng có thể đúng (nếu kiểm soát được quá trình), có thể sai (nếu không kiểm soát được quá trình). Vì vậy, việc cho điểm mang tính bấp bênh. Việc nhận xét là một tiến bộ, vì nó chú trọng đến quá trình làm việc của học sinh. Tuy nhiên, quan sát một số nhận xét của giáo viên, chúng tôi thấy do chưa hiểu đúng bản chất của vấn đề nên một số giáo viên nhận xét kiểu: “tốt” “khá”, “trung bình”, “yếu”, thì về thực chất là một kiểu cho điểm khác.Việc nhận xét của giáo viên không đòi hỏi phải ghi vào vở học sinh mà cần dành thời gian đó để theo dõi quá trình làm việc của học sinh.
Đức Thành (cựu giáo viên)
- Gặp các “nhà khoa học” nhí (02/03)
- Giám sát chặt việc chọn sách giáo khoa mới lớp 2 và lớp 6 (02/03)
- Quyên góp sách cho tủ sách Huế (01/03)
- Giữ sĩ số lớp học sau tết (01/03)
- Phao di động hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn (01/03)
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 3: Kỳ 3: Khơi dậy niềm đam mê (27/02)
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - Kỳ 2: Vừa dạy học, vừa lắng nghe (26/02)
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 1: Khám phá cuộc sống quanh ta (25/02)
-
Giữ sĩ số lớp học sau tết
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - Kỳ 2: Vừa dạy học, vừa lắng nghe
- Địa chỉ tốt của giáo dục mầm non Phong Điền
- “Năm dịch”, không vắng những giải cao
- Đại học Huế công bố phương án tuyển sinh trình độ đại học năm 2021
- Sẻ chia không khí tết với sinh viên Lào đang ở Huế
- Đừng phụ lòng bố mẹ, các bạn nhé
- Thứ hạng thế giới của Đại học Huế tăng bậc trên bảng xếp hạng Webometrics
- Ấm lòng sinh viên trước khi về quê đón tết
- Học cho mình và cho cả nhà
-
Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - Kỳ 2: Vừa dạy học, vừa lắng nghe
- Khi thầy cô quan tâm học trò
- Cẩn trọng khi đưa học sinh đi trải nghiệm
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 1: Khám phá cuộc sống quanh ta
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 3: Kỳ 3: Khơi dậy niềm đam mê
- Phao di động hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn
- Giữ sĩ số lớp học sau tết
- Quyên góp sách cho tủ sách Huế
- Giám sát chặt việc chọn sách giáo khoa mới lớp 2 và lớp 6
- Gặp các “nhà khoa học” nhí