ClockThứ Bảy, 20/07/2019 06:45

Lấy sông Hương, núi Ngự làm điểm nhấn

TTH - Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh ngày 10/6/2019 tại Hà Nội. Theo đó, trong phát triển đô thị Thừa Thiên Huế cần rà soát quy hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển mới, phù hợp với tiêu chí thành phố xanh, hiền hòa...

Huế và những con đườngThêm những con đường hoa, cánh đồng hoa

Cầu gỗ lim trên sông Hương - điểm nhấn cho đô thị ven sông của Huế

Từ sông Hương

Xác định cảnh quan hai bờ sông Hương có ý nghĩa to lớn trong định hình và phát triển đô thị ven sông, từ năm 2015, UBND tỉnh phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) xây dựng đồ án Quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương, đoạn từ đồi Vọng Cảnh đến Bao Vinh dài 15km, bao gồm cả cồn Hến và cồn Dã Viên với diện tích quy hoạch gần 840 ha. Trong đó, khu vực hai bờ sông Hương hơn 313 ha và diện tích mặt nước 485 ha. Dự án do Koica tài trợ 6 triệu USD.

Từ khi có đồ án chi tiết, tỉnh đã tập trung nguồn lực thực hiện, trong đó có đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu khá hoàn chỉnh với hệ thống đi bộ, bán hàng lưu niệm, cầu đi bộ bằng gỗ lim trên sông Hương, xây dựng cảnh quan các công viên,… Sắp tới, sẽ tiến hành sắp xếp, di dời một số cơ quan đơn vị đóng trên trục đường chính Lê Lợi về trung tâm hành chính tập trung của tỉnh để nhường đất cho phát triển đô thị và du lịch.

Hiện nay, cảnh quan hai bờ sông Hương từ Ga Huế đến Đập Đá có bước chuyển mạnh mẽ, tạo diện mạo mới cho đô thị văn minh, hiện đại trong việc thúc đẩy phát triển du lịch Huế ngày một tốt hơn.

Tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về điểm nhấn lấy sông Hương trong phát triển đô thị, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành và TP. Huế nhanh chóng triển khai các nhiệm vụ theo Đồ án quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương đã được phê duyệt. Và như thế, sẽ không lâu nữa, hình hài đô thị bên sông Hương sẽ bừng sáng, góp phần nâng cao vị thế của Huế trong du lịch và dịch vụ.

Còn núi Ngự?

Đây là cái khó của Huế trong việc lấy núi Ngự làm điểm nhấn cho đô thị, bởi từ lâu, núi Ngự gần như không có quy hoạch chi tiết mà chỉ nhắc một câu rất chung trong điểm 5, khoản 2, Điều 1 tại Quyết định số 1852/2005/QĐ-UBND ngày 8/6/2005 của UBND tỉnh về  phê duyệt quy hoạch chi tiết khu trung tâm phía Nam thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, đó là: “Khu vực kiểm soát phát triển: nằm trên trục thần đạo trong Kinh thành Huế từ Ngọ Môn đến Ngự Bình. Các công trình xây dựng trong khu vực này khuyến khích tăng mật độ cây xanh, kiểm soát phát triển về tầng cao và khối tích công trình”. Và tại Quyết định số 1271/QĐ-UBND ngày 13/6/2017 của UBND tỉnh về Ban hành quy định quản lý xây dựng theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 cũng chỉ nêu đúng một câu: “Trục Ngự Bình: Nhìn từ cột cờ trước Hoàng Thành đến núi Ngự Bình. Đây là trục không gian trọng điểm của thành phố, cần giới hạn độ cao của các công trình xây dựng trong khu vực này (mục a, khoản 2, điều 5 của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1271). Điều này cho thấy, núi Ngự Bình không có quyết định quy hoạch riêng lẻ mà nằm trong quyết định quy hoạch chung của thành phố Huế. Chính vậy, dù lâu nay, núi Ngự Bình không còn được phép chôn cất mồ mả nữa, song từ lâu chính quyền thành phố cũng không có giải pháp di dời mồ mả, dân cư thì ngày một sinh sôi nảy nở, nên Ngự Bình bây giờ nhà cửa người dân cũng như mồ mả đã bao trọn gần hết diện tích của chân núi Ngự.

Núi Ngự Bình bây giờ chỉ toàn là mồ mã ken dày

Theo quan sát của chúng tôi, cả vùng xung quanh núi ngự Bình nhà cửa người dân san sát, nhếch nhác, đường sá đi lại nhỏ bé, gồ ghề như các đường Ngự Bình, Nguyễn Khoa Chiêm, Duy Tân, Hoàng Thị Loan…

Nhiều người dân Huế cho rằng: Để lấy núi Ngự Bình làm điểm nhấn cho phát triển đô thị Huế không thể là ngày một ngày hai, bởi do thiếu quy hoạch từ trước cho nên đến bây giờ cả vùng núi Ngự Bình này nhà cửa tuềnh toàng, đông đúc, núi Ngự thì mồ mả ken dày làm mất mỹ quan đô thị.

Một số người thẳng thắn: Chúng tôi không nói đến chuyện nhà cửa của người dân, hay mồ mả ở núi Ngự Bình mà ngay cả một số trường học được quy hoạch tại đây như các trường đại học thuộc Đại học Huế hay Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật, Trường đại học dân lập Phú Xuân… vẫn chưa hoàn chỉnh, kiến trúc xây dựng không đẹp khiến cho đô thị kiểu mẫu ở đây thiếu đồng bộ, lổ chổ.

Để thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc cần làm ngay là phải tiến hành cho quy hoạch lại toàn bộ đất đai ở đây. Bên cạnh đó, cần thiết phải mở rộng đường sá, có phương án đền bù di dời toàn bộ mồ mả trên núi Ngự Bình về các nghĩa trang của tỉnh cũng như trồng thêm rừng thông trên núi Ngự Bình để tạo cảnh quan môi trường; cấp ngân sách để Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật tiếp tục bổ sung thêm các hạng mục đang còn thiếu; khuyến khích các trường đại học bố trí kinh phí để hoàn chỉnh mạng lưới trường, lớp… Có như vậy, núi Ngự sẽ là điểm nhấn để bứt phá cho đô thị phía tây TP. Huế.

Bài, ảnh: KHÔI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu... nối lòng dân

Chuyện thật đáng mừng cho đất nước ta là có hàng trăm cây cầu được xây mới trong những năm vừa qua đến từ sự đóng góp của cá nhân người dân, nhóm thiện nguyện, doanh nghiệp. Điều đó cho thấy lời kêu gọi Nhà nước và Nhân dân cùng làm là giải pháp hiệu quả cho những thách thức lớn về phát triển cơ sở hạ tầng trong mọi thời kỳ.

Cầu  nối lòng dân
Đặc sản của Huế

Nếu nói đến đặc sản Huế chắc nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực, tức là nghĩ đến cái “dạ dày”. Ai tinh tế hơn thì nghĩ đến chiều sâu văn hóa, ví dụ như di sản (vật thể và phi vật thể), thậm chí là giọng nói; trang phục.

Đặc sản của Huế
Ngày xuân, thăm Vọng Cảnh

Ra Giêng, tôi chở thằng con là sinh viên lên chơi đồi Vọng Cảnh, thăm lại nơi mà thời nó còn bé xíu, tôi đã từng chở nó đến, chỉ cho nó biết cây sim nó ra làm sao, và để cu cậu tự tay hái ăn những quả sim tím sẫm, mọng căng và ngọt lịm.

Ngày xuân, thăm Vọng Cảnh
Để tâm hồn nhẹ nhàng như sông Hương

Nhiều du khách một lần đến Huế rồi trót thương Huế bởi Cố đô giờ “thay da nhưng không đổi thịt”. Giữa sự phát triển của một mảnh đất giàu tiềm năng du lịch, cái bình yên của miền Hương Ngự còn đó đang chữa lành hoặc ít nhất làm gác lại những lo âu, trăn trở mà cuộc sống lỡ dúi vào tay người.

Để tâm hồn nhẹ nhàng như sông Hương
Sông Hương ngày ấy… bây giờ

Khi hoàn thành cầu sông Hương sẽ là cầu đi bộ thứ 7 bắc qua dòng sông này, tính từ chợ Dinh lên ngã ba Tuần. Cùng với nó là cảnh quan đôi bờ được chỉnh trang, góp phần làm cho Huế hiện hữu đẹp lên từng ngày.

Sông Hương ngày ấy… bây giờ
Return to top