LHQ: 1,6 triệu trẻ em Ấn Độ bỏ học
TTH.VN - Các trường học ở những khu vực nông thôn của Ấn Độ đang trong tình trạng hư hỏng nặng và thiếu nhà vệ sinh là nguyên nhân khiến nhiều học sinh nghỉ học.
Một cuộc khảo sát gần đây của Liên Hợp Quốc (LHQ) chỉ ra rằng, khoảng 1,6 triệu trẻ em ở Ấn Độ đang nghỉ học và con số này có thể sẽ tiếp tục tăng lên. Những bé gái là trẻ em thiệt thòi nhất vì hầu hết cha mẹ của chúng thích chuẩn bị cho hôn nhân hơn là nghề nghiệp của con cái.
Học sinh ngồi bệt ở sàn nhà trong một buổi học ở trường tiểu học bang Uttar Pradesh - Ảnh: WSJ
Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra đề án xây dựng cơ sở vật chất cho trường học như nhà vệ sinh để khuyến khích các bậc phụ huynh ở vùng nông thôn gửi con đến trường.
"Không có nhà vệ sinh trong trường học của cháu. Cháu phải quay về nhà nhiều lần để dùng nhà vệ sinh", một học sinh nói.
Ngoài ra, tình trạng các phòng học bị ngập lụt trong mùa mưa, và giáo viên không đến dạy diễn ra khá phổ biến.
"Chỉ có 10-12 học sinh đến trường ngày hôm nay. Khi thấy không có giáo viên, các em tự về nhà", một giáo viên cho biết.
Đáng nói hơn là sự xuất hiện của những con bò và thức ăn gia súc ngay trong lớp học, thay vì học sinh tại một trong những trường học ở bang Uttar Pradesh, bang đông dân nhất Ấn Độ. Tại bang láng giềng Bihar, điều kiện của các trường học cũng tương tự.
Khoảng một năm trước, Thủ tướng Narendra Modi hứa sẽ xây nhà vệ sinh ở mỗi trường học, gồm nhà vệ sinh riêng dành cho nữ sinh. Chương trình “Những ngôi trường sạch” nhằm mục đích cung cấp gần 300.000 nhà vệ sinh cho các trường học, nhưng hiện nay, hơn một nửa dự án vẫn chưa được xây dựng.
Cuộc khảo sát của LHQ cũng cho thấy, khoảng 36% người Ấn Độ ở khu vực nông thôn không biết chữ, so với 32% năm 2011. Bên cạnh đó, gần 280 triệu người Ấn Độ không được học qua tiểu học.
Lê Thảo (lược dịch từ CNA & Asiafirst)
- Kinh tế sẽ phục hồi từ COVID-19 nhanh hơn những cuộc khủng hoảng trước đây (09/03)
- Phát hiện 36 loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng ở Trung Lào (09/03)
- Ngân hàng đầu tư nước ngoài điều chỉnh triển vọng tăng trưởng của Hàn Quốc năm 2021 (09/03)
- Thủ tướng Campuchia ra thông điệp khẩn trong đêm (09/03)
- 'Kinh tế Mỹ sẽ không tăng trưởng quá nóng khi phục hồi sau đại dịch" (09/03)
- UNWTO: 1/3 điểm đến du lịch vẫn hoàn toàn đóng cửa với du khách quốc tế (09/03)
- WHO: Tổn thất hàng loạt gây nên bởi đại dịch nghiêm trọng hơn cả Thế chiến thứ II (08/03)
- ADB công bố dữ liệu hỗ trợ giao thông vận tải bền vững hơn ở châu Á (08/03)
-
Nhật Bản sẽ duy trì lệnh cấm du khách nước ngoài để kiểm soát COVID-19
- Tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội trên toàn thế giới đạt mức “cao nhất mọi thời đại”
- California: Cho phép mở cửa trở lại các công viên giải trí từ 1/4
- Việt Nam kêu gọi Myanmar chấm dứt bạo lực, tìm giải pháp thỏa đáng
- ASEAN xem xét triển khai chứng nhận vaccine COVID-19 kỹ thuật số
- Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
-
UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Trái phiếu “chuyển đổi” mang lại cơ hội tuyệt vời cho ASEAN
- Định hình tương lai bình đẳng hơn trong thế giới COVID-19
- WHO: Tổn thất hàng loạt gây nên bởi đại dịch nghiêm trọng hơn cả Thế chiến thứ II
- Cảnh báo sức khỏe tâm thần cho 332 triệu trẻ em liên quan đến COVID-19
- Singapore tiếp tục được bầu chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới
- Việt Nam kêu gọi Myanmar chấm dứt bạo lực, tìm giải pháp thỏa đáng
- Nhật Bản sẽ duy trì lệnh cấm du khách nước ngoài để kiểm soát COVID-19
- Canada phê duyệt sử dụng vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson
- Tổng thống Argentina: Việt Nam là điểm sáng về đối phó dịch COVID-19