ClockThứ Bảy, 25/02/2017 06:46

LHQ: Cần kiềm chế “mối đe doạ vô hình” từ không khí độc hại

TTH.VN - Các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp quốc (LHQ) đang kêu gọi các nước có hành động mạnh mẽ và khẩn cấp để đảm bảo rằng mọi người trên thế giới đều được quyền sống trong môi trường không bị nhiễm bẩn, tin từ LHQ cho hay.

Ô nhiễm không khí liên quan đến 2,7 triệu ca sinh non mỗi nămUNICEF: Cứ 7 trẻ em thì có 1 trẻ sống trong vùng ô nhiễm không khí nặngÔ nhiễm không khí ở Trung Quốc gây biến đổi khí hậu ở Đông ÁHơn 300 triệu người có nguy cơ mắc bệnh từ nước bẩnHội nghị Môi trường LHQ hướng tới “một hành tinh khỏe mạnh”

Mỗi năm có 300 triệu trẻ em thiệt mạng liên quan đến ô nhiễm không khí. Ảnh: UN

"Ô nhiễm không khí là một mối đe dọa lớn đối với quyền con người trên toàn thế giới và các chất ô nhiễm không khí độc hại có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ của bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư và các bệnh về đường hô hấp, trong đó có bệnh hen suyễn", các Đặc phái viên của LHQ về quyền con người và các chất độc hại, chất thải - ông Baskut Tuncak, cho biết trong một thông cáo báo chí phát hành hôm qua của Văn phòng cao ủy LHQ về Nhân quyền (OHCHR)

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 3 triệu người chết liên quan đến việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí ngoài trời. Ngoài ra, còn có những bằng chứng nghiên cứu chỉ ra rằng, ô nhiễm không khí đã trở thành nguyên nhân môi trường gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Đại dịch thầm lặng

Theo cảnh báo của các chuyên gia, "trẻ em và người có hoàn cảnh dễ bị tổn thương, bao gồm những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, người già, những người có sức khỏe kém và những người sống trong các cộng đồng nghèo khó vẫn dễ bị tổn thương nhất".

Theo Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), 300 triệu trẻ em - gần 1/7 tổng số trẻ em trên toàn thế giới, phải sống trong các khu vực có mức độ độc hại cao do ô nhiễm không khí ngoài trời - tình cảnh mà một bác sĩ nhi khoa mô tả như một "đại dịch thầm lặng".

"Một mối đe dọa như thế này không thể không bỏ qua được nữa", các chuyên gia cảnh báo. "Các quốc gia có nhiệm vụ để ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm không khí độc hại và bảo vệ người dân, chống lại các tác động bất lợi về nhân quyền".

Các chuyên gia nhấn mạnh nhu cầu hợp tác xuyên biên giới để thúc đẩy việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp và giao thông vận tải, cũng như sự cần thiết phải đầu tư cơ sở hạ tầng và các ưu đãi dài hạn.

"Cải thiện các quy định về khí thải độc hại từ các nguồn công nghiệp và các loại xe cộ, tăng cường quản lý chất thải và tiến hành tái chế, thúc đẩy năng lượng tái tạo là những bước đi quan trọng để giải quyết hiệu quả các vấn đề về chất lượng không khí và sức khỏe cộng đồng", các chuyên gia kết luận.                                                  

Tố Quyên (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ đô Jakarta của Indonesia là thành phố ô nhiễm nhất thế giới

Theo dữ liệu của công ty công nghệ về chất lượng không khí IQAir của Thụy Sĩ, thủ đô Jakarta của Indonesia ngày 9/8 đã đứng đầu danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới sau khi thường xuyên nằm trong top 10 thành phố ô nhiễm nhất toàn cầu kể từ tháng 5.

Thủ đô Jakarta của Indonesia là thành phố ô nhiễm nhất thế giới

TIN MỚI

Return to top