ClockThứ Sáu, 24/06/2016 06:14

LHQ hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn ở Colombia

TTH.VN - Chiều 23/6 theo giờ địa phương (rạng sáng 24/6 theo giờ Việt Nam), tại thủ đô Havana, Cuba đã chứng kiến ​​lễ ký kết một thỏa thuận ngừng bắn song phương và giải trừ vũ khí giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia-Quân đội nhân dân (FARC-EP), qua đó, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện lịch sử này như là một minh chứng cụ thể của việc thực thi hòa bình.

Colombia: Tiến trình hòa bình rơi vào bế tắc

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon tham dự Lễ ký kết thỏa thuận ngừng bắn Colombia tại Havana, Cuba. Ảnh: UN

"Ngày hôm nay, trong một thế giới bị vây quanh bởi các cuộc chiến tranh, tiến trình hòa bình tại Colombia mang đến một cam kết quan trọng: một thỏa thuận về một lệnh ngừng bắn và giải trừ vũ khí", Tổng thư ký Ban Ki-moon nói, nhấn mạnh thêm rằng, "tiến trình hòa bình ở Colombia thể hiện sự kiên trì của tất cả các bên trên thế giới -  những người đã nỗ lực làm việc để chấm dứt cuộc xung đột bạo lực không phải thông qua việc hủy diệt kẻ thù, mà thông qua việc tìm kiếm một các kiên nhẫn sự thỏa hiệp".

Kể từ năm 2012, FARC và Chính phủ Colombia đã tổ chức các cuộc đàm phán tại thủ đô Havana, nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài suốt 51 năm qua ở quốc gia Nam Mỹ này.

Tổng thư ký Ban cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với đội ngũ đàm phán – những người mà ông nói rằng đã chứng minh cho việc có thể "đạt được hòa bình cho tất cả các bên liên quan". "Họ đã vượt qua những giây phút căng thẳng và các vấn đề thách thức để đi đến một thành tựu lịch sử", ông Ban nhấn mạnh.

Đồng thời, Tổng thư ký LHQ cũng chúc mừng Chính phủ Cuba và Na Uy đã đạt được "kỹ năng ngoại giao đáng kể" trong tiến trình hòa bình. Theo ông, cùng với Chile và Venezuela, các nước này đã cho thấy những nỗ lực hòa bình quốc gia có thể đạt được nhiều hiệu quả như thế nào.

Cách đây 6 tháng, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và vùng Caribe (CELAC) đã đáp lại lời kêu gọi của Chính phủ Colombia và FARC-EP, thực hiện một cam kết nhằm hỗ trợ việc thực hiện các thỏa thuận ngừng bắn và giải trừ vũ khí.

"Việc ký kết thành phần thiết yếu này của thỏa thuận hòa bình sẽ đẩy mạnh cam kết. Giờ đây, sẽ rất quan trọng để vận động nhân dân và các nguồn lực cần thiết nhằm theo dõi và xác minh tiến trình", Tổng thư ký Ban nói.

Sau đó, các cuộc đàm phán giữa hai bên sẽ vẫn phải được tiếp tục nhằm tiến tới việc ký kết một thỏa thuận hòa bình vĩnh viễn và sẽ phải được người dân Colombia thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN & AP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổng thống đắc cử Colombia cam kết sửa thỏa thuận hòa bình với FARC

Trong một tuyên bố đầu tiên sau khi Ủy ban Bầu cử quốc gia Colombia thông báo kết quả kiểm phiếu gần 100% số phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống vòng hai ngày 17/6 cho thấy ông nhận được gần 54% số phiếu ủng hộ, qua đó đắc cử Tổng thống Colombia, ứng cử viên Ivan Duque đã tuyên bố ông sẽ "sửa chữa" thỏa thuận hòa bình chính phủ đạt được với Lực lượng Vũ trang cách mạng Colombia (FARC) hồi năm 2016.

Tổng thống đắc cử Colombia cam kết sửa thỏa thuận hòa bình với FARC
Lực lượng FARC thành lập đảng chính trị

Nhóm nổi dậy cánh tả FARC ở Colombia chính thức ra mắt đảng chính trị của mình trong một hội nghị bắt đầu vào hôm nay (27/8), một bước đi quan trọng trong quá trình chuyển đổi thành một tổ chức dân sự sau hơn 50 năm chiến tranh và là cơ hội đầu tiên để công bố chính sách cho các cử tri hoài nghi.

Lực lượng FARC thành lập đảng chính trị
LHQ thông qua hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân

Các quốc gia tham dự hội nghị của Liên Hiệp quốc (LHQ) tại New York ngày hôm qua (7/7) đã thông qua Hiệp ước về Ngăn cấm Vũ khí hạt nhân, công cụ đa phương đầu tiên có tính ràng buộc pháp lý về việc giải trừ vũ khí hạt nhân vốn đã được đàm phán trong suốt 20 năm qua.

LHQ thông qua hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân
Colombia đặt mục tiêu xoá sạch bom mìn trên cả nước vào năm 2021

Colombia, một trong những nước bị đặt bom mìn nhiều nhất trên thế giới, đặt mục tiêu loại bỏ tất cả các quả mìn và các loại chất nổ khác vào năm 2021, sau khi chính phủ và phiến quân FARC ký kết thỏa thuận hòa bình hồi năm ngoái, một quan chức hàng đầu của chính phủ cho biết.

Colombia đặt mục tiêu xoá sạch bom mìn trên cả nước vào năm 2021
Return to top