ClockThứ Bảy, 07/05/2016 14:41

LHQ kêu gọi hành động khẩn cấp để chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030

TTH.VN - Một báo cáo mới đây của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cảnh báo rằng, đại dịch AIDS có thể kéo dài vô thời hạn nếu các hành động khẩn cấp không được thực hiện trong vòng 5 năm tới, trang Unaids hôm nay (7/5) đưa tin.

Tiếp tục khống chế lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng“Chìa khóa” để điều trị HIV được tìm thấy trong máu con ngườiThách thức trước mục tiêu 90% số người nhiễm HIV được điều trị ARV

Bác sĩ đang hướng dẫn cho một cậu bé vị thành niên được chẩn đoán nhiễm HIV về cách dùng thuốc kháng virus (ARV). Ảnh: UNICEF

Tiến trình để chấm dứt đại dịch AIDS cho thấy, sự tăng tốc phi thường của những tiến bộ đạt được trong 15 năm qua có thể mất đi và thúc giục tất cả các đối tác tập trung mọi nỗ lực để gia tăng các khoản đầu tư trước nhằm đảm bảo đại dịch AIDS toàn cầu - mối đe dọa sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng, có thể được kết thúc vào năm 2030.

"Những phản ứng với AIDS đã đón nhận nhiều kết quả, mang lại những hi vọng và là nền tảng thực tế để chấm dứt đại dịch vào năm 2030", Tổng thư ký Ban nói trong báo cáo. "Tuy nhiên, nếu chúng ta chấp nhận hiện trạng không thay đổi, dịch bệnh sẽ gia tăng trở lại ở một số quốc gia có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Những đầu tư to lớn của chúng ta trong những năm qua sẽ là vô ích".

Dựa trên một thông cáo báo chí của Chương trình chung của LHQ về HIV/AIDS (UNAIDS), đánh giá tiến độ từ các thành tựu đạt được, đặc biệt là kể từ khi Tuyên bố Chính trị về phòng chống HIV và AIDS của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2011, Tổng thư ký Ban cho rằng, "những tiến bộ đạt được đã mang lại nhiều cảm hứng", "tiếp cận được tới 15 triệu người để điều trị 9 tháng trước khi hạn chót tháng 12/2015 là một thắng lợi lớn trên toàn cầu".

Báo cáo chỉ ra rằng, việc điều trị rộng rãi và nhanh chóng là một yếu tố chính góp phần vào việc giảm gần 42% số trường hợp tử vong liên quan đến AIDS kể từ mức đỉnh điểm trong năm 2004, và cũng nhấn mạnh rằng điều này khiến tuổi thọ của những bệnh nhân ở các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi HIV đã tăng mạnh trong những năm gần đây.

Ngoài ra, báo cáo cũng lưu ý vai trò quan trọng của xã hội dân sự trong những thành tựu đạt được và vai trò lãnh đạo của những người sống chung với HIV. Những nỗ lực của cộng đồng là yếu tố chính để loại bỏ nhiều trở ngại phải đối mặt trong việc mở rộng kế hoạch ứng phó với AIDS, bao gồm việc tiếp cận những người có nguy cơ lây nhiễm HIV với các dịch vụ HIV, giúp người dân tuân thủ lộ trình điều trị và tăng cường các dịch vụ y tế thiết yếu khác.

Cần có nhiều nỗ lực

Tuy nhiên, trong báo cáo, Tổng thư ký LHQ cũng đề cập đến những thiếu sót trong việc thực hiện Tuyên bố Chính trị năm 2011 về HIV và AIDS, tiết lộ rằng ngay cả khi các công cụ phòng chống HIV và cách tiếp cận mới đã xuất hiện, chương trình phòng chống HIV cũng đã suy yếu trong những năm gần đây do không có sự lãnh đạo thích đáng, trách nhiệm giải trình yếu kém và kinh phí giảm. Ông cũng lưu ý rằng, số ca nhiễm HIV mới chỉ giảm 8% trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2014.

Hai phụ nữ nhiễm HIV ở Uganda được một y tá phát các loại thuốc kháng virus (ARV). Ảnh: UNICEF

Báo cáo thu hút sự chú ý đến những khu vực mà số người nhiễm HIV mới đang tiếp tục gia tăng, chẳng hạn như ở Đông Âu và Trung Á - nơi số ca nhiễm HIV mới đã tăng đến 30% từ năm 2000 đến năm 2014, chủ yếu là những người tiêm chích ma túy, ở Trung Đông và Bắc Phi, cũng như ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Báo cáo cũng đồng thời nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa việc ứng phó với HIV và sự thành công của các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs).

Ngoài ra, báo cáo cũng thúc giục các nước nắm lấy cách tiếp cận của UNAIDS để chấm dứt đại dịch AIDS, với yêu cầu phải đạt được một loạt mục tiêu đầy tham vọng vào năm 2020, bao gồm việc giảm số người nhiễm HIV mới và những người chết vì các nguyên nhân liên quan đến AIDS xuống còn dưới 500.000 người/năm và loại bỏ sự phân biệt đối xử với những người có liên quan đến HIV.

Những mục tiêu cần đạt được này cũng bao gồm mục tiêu 90-90-90, có nghĩa là phấn đấu đến năm 2020 có 90% số người biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV liên tục và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp và ổn định.

Tố Quyên (Lược dịch từ Unaids)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ca ghép tim từ tạng hiến Quảng Ninh xuất viện

Ngày 24/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế tổ chức lễ ra viện cho bệnh nhân (BN) Phạm Q.T.. Đây là trường hợp ghép tim thứ 11 và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 10 tại đơn vị.

Ca ghép tim từ tạng hiến Quảng Ninh xuất viện
Thêm một ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola

Sáng 20/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin đang tiếp nhận điều trị một nam bệnh nhân bị sốt rét tại Khoa Bệnh nhiệt đới. Đây là trường hợp sốt rét ngoại lai thứ hai tại địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay.

Thêm một ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola
Gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho bệnh nhân Hemophilia

Ngày 17/4, Trung tâm Huyết học Truyền máu – Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với câu lạc bộ Sinh viên 5 tốt Đại học Huế, Ngân hàng Máu sống Cố đô và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho các bệnh nhân Hemophilia.

Gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho bệnh nhân Hemophilia
Thủ tướng làm việc với Bệnh viện Trung ương Huế, khảo sát dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương

Chiều tối 6/4, làm việc tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác tham quan cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ điều trị tại Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế; thăm, tặng quà hai ca ghép tạng xuyên Việt mới đây đang được theo dõi sau phẫu thuật.

Thủ tướng làm việc với Bệnh viện Trung ương Huế, khảo sát dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương
Return to top