ClockThứ Tư, 22/03/2017 06:39

LHQ: Phát triển con người không đồng đều

TTH.VN - Báo cáo của Liên Hiệp quốc (LHQ) phát hành ngày 21/3 cho biết, những tiến bộ đáng ghi nhận đã được thực hiện trong sự phát triển của con người suốt 25 năm qua, nhưng các dân tộc thiểu số, người tị nạn, người di cư và phụ nữ đang bị bỏ lại phía sau.

LHQ: Cần thêm nhiều trại tạm trú để giải quyết khủng hoảng người tị nạn tại MosulQuốc gia nào có nhiều người di cư nhất thế giới?LHQ kêu gọi phụ nữ tham gia đầy đủ vào lực lượng lao độngLHQ: Đa số nạn nhân của nạn buôn người là phụ nữ và trẻ em

Một nhóm người di cư đến từ khu vực Trung Đông chuẩn bị vượt biên giới Croatia-Hungaria. Ảnh: AFP

Báo cáo của Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) phát hành tại Stockholm nói rằng: "Con người hiện nay sống lâu hơn, nhiều trẻ em được đến trường và nhiều người được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Tuy nhiên, sự phát triển của con người là không đồng đều".

Báo cáo cho thấy, dân số toàn cầu tăng 2 tỷ người trong giai đoạn 1990-2015. Hơn 1 tỷ người thoát khỏi tình trạng nghèo đói, 2,1 tỷ người tiếp cận với các điều kiện vệ sinh được cải thiện và hơn 2,6 tỷ người tiếp cận nguồn nước sạch được cải thiện.

Tuy nhiên trong năm 2016, cứ 3 người thì có 1 người bị suy dinh dưỡng và cứ 9 người thì có 1 người bị đói. Khoảng 18.000 người tử vong mỗi ngày do ô nhiễm không khí và mỗi phút có trung bình 24 người buộc phải di dời khỏi nhà của họ.

Nhóm người còn những thiếu hụt căn bản này phổ biến là phụ nữ và trẻ em gái, người dân tộc thiểu số, người dân bản địa, người khuyết tật và người di cư.

"Nhiều người di cư, nhất là 65 triệu người trên thế giới buộc phải di dời, phải đối mặt với điều kiện khắc nghiệt như thiếu việc làm, thu nhập, tiếp cận với chăm sóc sức khoẻ và các dịch vụ xã hội. Họ thường phải đối mặt với tình trạng bị quấy rối và bạo lực ở các quốc gia sở tại", báo cáo cho hay.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP & Reliefweb)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Return to top