Thế giới

LHQ sẽ bỏ phiếu về thỏa thuận hạt nhân Iran trong tuần tới

ClockThứ Tư, 15/07/2015 20:33
TTH - Các nhà ngoại giao Liên Hợp Quốc (LHQ) hôm 15/7 cho biết, Hội đồng Bảo an (HĐBA) sẽ bỏ phiếu cho một nghị quyết để thông qua thỏa thuận hạt nhân Iran và chấm dứt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran vào tuần sau.

Theo thỏa thuận lịch sử giữa Iran và 6 cường quốc ở Vienna (Áo) hôm 14/7, Iran đồng ý kiềm chế chương trình hạt nhân mà phương Tây nghi ngờ nước này sử dụng để chế tạo bom nguyên tử. Đổi lại, Mỹ, Liên minh châu Âu và LHQ sẽ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran.

Quang cảnh phiên đàm phán cuối cùng về chương trình hạt nhân của Iran tại Vienna, Áo. Ảnh: AP

Việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt của LHQ sẽ được thực hiện song song với hoạt động giám sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đối với thái độ “thực hiện các điều khoản liên quan đến thỏa thuận đã đạt được.”

Các nghị quyết của LHQ cũng sẽ áp dụng cơ chế tái khởi động tất cả các biện pháp trừng phạt nếu Iran vi phạm thỏa thuận này.

Nghị quyết của HĐBA sẽ chấm dứt 7 nghị quyết trước đây về vấn đề Tehran, nhưng vẫn duy trì lệnh cấm vận vũ khí trong vòng 5 năm và lệnh cấm bán công nghệ tên lửa trong 8 năm.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Reuters & The Guardian)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Return to top