ClockThứ Sáu, 23/03/2018 14:12

LHQ và EU cảnh báo thiếu lương thực đe dọa 124 triệu người

Ngày 22/3, Liên Hiệp quốc (LHQ) và Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo khoảng 124 triệu người trên thế giới đang bị đe dọa an ninh lương thực, chủ yếu do xung đột leo thang và hạn hán tại nhiều nơi.

Phát minh phương pháp “nhân giống siêu tốc” vì an ninh lương thựcPháp nâng giá lương thực tối thiểu, hạn chế bán hạ giáHàn Quốc thu mua gạo số lượng lớn để bình ổn giá cả thị trườngASEAN+3 thông qua chiến lược đảm bảo an ninh lương thực

Trẻ em tại một trại tị nạn ở Nam Sudan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo báo cáo thường niên của LHQ và EU, con số 124 triệu người cao hơn 15% so với mức của năm 2016.


Các cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong năm 2017 xảy ra tại Đông Bắc Nigeria, Somalia, Yemen và Nam Sudan với gần 32 triệu người thiếu lương thực và cần hỗ trợ khẩn cấp.

Xung đột và biến đổi khí hậu là những nguyên nhân chính khiến tình trạng thiếu đói leo thang sau nhiều thập kỷ cải thiện với tốc độ bền vững.

Báo cáo cảnh báo xung đột và bất ổn sẽ tiếp tục là nhân tố chính thúc đẩy khủng hoảng lương thực trong năm 2018, ảnh hưởng tới Afghanistan, Cộng hòa Trung Phi, C​ộng hòa Dân chủ Congo, Đông Bắc Nigeria, Nam Sudan, Syria và Yemen cũng như Libya và miền Trung Sahel.

Trong đó, Yemen sẽ tiếp tục phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực lớn nhất thế giới do bị giới hạn tiếp cận viện trợ, khủng hoảng kinh tế và bùng phát nhiều dịch bệnh.

Trong khi đó, tác động từ thời tiết khô hạn đối với sản xuất nông nghiệp sẽ ảnh hưởng tới nguồn thực phẩm tại các khu vực như Somalia, Đông nam Ethiopia và Đông Kenya cũng như các nước thuộc vùng Sahel bao gồm Senegal, Chad, Niger, Mali, Mauritania và Burkina Faso.

Ở một khía cạnh tích cực hơn, báo cáo dự báo Nam Phi sẽ có một năm 2018 ổn định hơn về mặt lương thực nhờ vụ mùa ngũ cốc bội thu trong năm 2017 và giá lương thực giảm.

Báo cáo trên do EU, Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) và Chương trình Lương thực Thế giới LHQ (WFP), thực hiện./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn
Return to top