ClockThứ Bảy, 10/12/2016 06:41

LHQ: Xung đột, thời tiết khó lường “phủ bóng đen” tình hình an ninh lương thực năm 2016

TTH.VN - Năm nay, thế giới phải gánh chịu nhiều cú sốc liên quan đến thời tiết và các cuộc xung đột dân sự gây áp lực cho an ninh lương thực của nhiều nước, Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho hay.

LHQ: Nông nghiệp cần chuyển đổi thích ứng với sự biến đổi khí hậuUNICEF báo động “thảm họa” mất an ninh lương thực ở Nam SudanLHQ: Nigeria đối mặt cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất ở châu Phi

Trẻ em ở Yemen thiếu lương thực, thuốc men do xung đột. Ảnh: WHO

Báo cáo mới của FAO tiết lộ rằng, trong khi tình hình nông nghiệp toàn cầu dự kiến có dấu hiện cải thiện vào năm 2017, vẫn có đến 39 quốc gia hiện đang cần trợ giúp lương thực.

Báo cáo về Triển vọng cây trồng và Tình hình lương thực dự báo sẽ có điều kiện phát triển thuận lợi cho cây trồng và thu hoạch các loại hạt trong thời gian tới, tuy nhiên, do tình trạng mùa nạc ở một số vùng vừa qua, nạn đói nhiều khả năng sẽ còn gia tăng.

Bị ảnh hưởng của El Nino, số lượng người yêu được cầu trợ giúp lương thực ở Nam Phi dự kiến ​​sẽ tăng đáng kể, với tỷ lệ trẻ thấp còi rất cao ở các vùng Madagascar, Malawi và Mozambique.

Báo cáo đã xác định được nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng lương thực, chẳng hạn như sự thiếu hụt trong sản lượng lương thực, thu nhập thấp, giá cao, và xung đột địa phương, bao gồm cả phong trào tị nạn.

Xung đột dân sự cũng dẫn đến việc gây mất mát và suy giảm các tài sản của hộ gia đình, và vấn đề an ninh làm gián đoạn các hoạt động nông nghiệp. Tại một số nơi ở Sudan, cuộc xung đột đang diễn ra đã làm giảm khả năng tham gia sản xuất nông nghiệp, có thể gây tổn hại lớn cho những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất.

Ngoài ra, theo báo cáo, các cuộc xung đột đang diễn ra đã khiến đến 9,4 triệu người ở Syria cần hỗ trợ lương thực, hơn 8 triệu người ở Afghanistan, và cũng trên 8 triệu ở Nigeria cần được cứu trợ.

Thời tiết cũng ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, đặc biệt là châu Phi. Như một hậu quả của hạn hán và El Niño, sản lượng ngũ cốc tổng hợp đã suy giảm đáng kể, và làm giảm sản lượng ngô ở Nam Phi, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng.

Thu hoạch kém cũng đẩy giá ngô tăng mạnh hơn chủ yếu ở Malawi, nơi 6,5 triệu người dự kiến ​​sẽ lâm vào cảnh mất an ninh lương thực trong thời gian sắp tới.

Trong khi phần lớn châu Á được hưởng lợi từ sự gia tăng sản lượng lương thực mạnh mẽ trong năm 2016, do sự phục hồi mạnh ở Ấn Độ, tác động của các cuộc xung đột lâu nay ở một số nước Cận Đông vẫn tiếp tục làm suy giảm nghiêm trọng sản lượng nông nghiệp, mặc dù điều kiện thời tiết có lợi cho cây lương thực.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cảnh báo, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, buổi chiều và chiều tối thường xảy ra mưa giông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại về người và tài sản.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan
Thời tiết ngày 2/4: Nắng nóng gay gắt từ Thanh Hóa đến Phú Yên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 2/4, khu vực Sơn La, Hòa Bình và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 37-40 độ C, có nơi trên 40 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 30-35%.

Thời tiết ngày 2 4 Nắng nóng gay gắt từ Thanh Hóa đến Phú Yên

TIN MỚI

Return to top