ClockChủ Nhật, 16/12/2018 09:48

Liên kết tạo ra chuỗi giá trị mới

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018-2023 mới đây, nhiều vấn đề được đặt ra những mong nông dân sẽ không ly nông, ly hương mà sẽ sống được từ nghề nông, giàu lên từ nông nghiệp. Trong đó, vấn đề liên kết để tạo chuỗi giá trị mới cho ngành nông nghiệp là điều không thể không làm.

Ông Thào Xuân Sùng

Những con số ấn tượng

Những năm qua, nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã gặp không ít khó khăn do thiên tai, bão lũ, do biển khơi, rừng sâu còn những “nhọc nhằn”, do những cơn bão dữ về giá cả, thị trường xô đập…Vượt lên trăm ngàn nỗi gian truân, nông sản Việt Nam đã cán đích những mục tiêu khó tưởng tượng.

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 năm qua giai đoạn 2008- 2017 đạt 261,2 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm. Riêng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 36,6 tỷ USD, tăng 20,05 tỷ USD so với năm 2008. Dự kiến năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD.

Hiện đã có 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD/ năm trở lên, 5 mặt hàng: Tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ đạt kim ngạch 3 tỷ USD/năm. Trước đó, năm 2008 chỉ 2 mặt hàng đạt kim  ngạch 3 tỷ USD và 5 mặt hàng xuất khẩu đạt 1 tỷ USD. Xuất khẩu nông sản Việt hiện đứng thứ 2 ở Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới. Nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, sản xuất toàn ngành tiếp tục tăng trưởng mạnh; tốc độ tăng trưởng vượt mục tiêu đã đề ra và đạt mức cao; GDP nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm tăng 3,93%, đạt mức tăng cao nhất trong 10 năm gần đây. Đáng mừng là thu nhập bình quân hộ gia đình ở nông thôn tăng từ 75,8 triệu đồng năm 2012 lên khoảng 130 triệu đồng năm 2017, đã góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn (bình quân 1,5%/năm), nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn… Để làm nên những thành tích kỳ diệu như vậy không thể không kể đến vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam.

Lối đi cho nông sản Việt

Dẫu đạt được những thành tích ấn tượng như vậy nhưng dường như đến nay, không ít nông dân vẫn chưa rành rọt: Chuỗi giá trị, tái cơ cấu nông nghiệp, thông tin thị trường, làm thế nào để tăng thu nhập? Trong 3 trục nông sản: Quốc gia, vùng miền, địa phương - trục nông sản nào giữ vai trò dẫn dắt, làm cánh kéo giá cả, thị trường? Nông dân miền núi, vùng ven biển, bãi ngang… vẫn quẩn quanh với quy hoạch trồng cây gì, nuôi con gì, ứng dụng khoa học - công nghệ ra sao để có năng suất cao, chất lượng tốt, bán được nhiều? Vậy lối đi nào cho tam nông có công nghệ mới, vốn đầu tư, thương hiệu và môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp?

Để trả lời câu hỏi này ông Hà Công Tuấn- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, khoa học công nghệ là giải pháp đột phá để phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp có giá trị gia tăng cao. Tỷ trọng hàm lượng giá trị khoa học công nghệ đã đóng góp trên 30% tổng giá trị gia tăng trong nông nghiệp. Năng suất, chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế phổ biến của nhiều loại sản phẩm đã được nâng cao. Bởi việc thúc đẩy hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp ngày càng đa dạng về hình thức và mở rộng đối tượng tham gia; mô hình liên kết “6 nhà” đã khá phổ biến, thông qua 1.029 chuỗi với 1.407 sản phẩm, 3.162 điểm trưng bày, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn… có như vậy nông sản Việt Nam mới có chỗ đứng trên thị trường.

Đồng quan điểm, ông Thào Xuân Sùng- Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhấn mạnh: “Những mô hình nông nghiệp liên kết có hiệu quả do có chung mục tiêu, phương pháp, nghĩa vụ và cùng chia sẻ lợi ích. Nông dân nước ta có vai trò quan trọng trong mối liên kết này, bà con cần chung tay với nhà khoa học, doanh nghiệp, Nhà nước để đẩy mạnh chuỗi liên kết bền vững nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, có tính cạnh tranh cao”.

Ông Sùng cho rằng, trong mối liên kết này, doanh nghiệp có vai trò tiên phong thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm chất lượng, đẩy mạnh thương mại. Muốn phát triển nông nghiệp bền vững, muốn tạo ra các sản phẩm nông sản chất lượng, vai trò liên kết “6 nhà” là vô cùng quan trọng, trong đó nông dân với nhà khoa học, doanh nghiệp, cần phát huy vai trò của mình. Các tổ chức Hội Nông dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các ban ngành phải phối hợp chặt chẽ nhằm giải quyết những vấn đề nông dân, doanh nghiệp mong muốn. Nhà nước là người cầm cân nẩy mực trong việc xây dựng chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nông dân phát triển, ứng dụng công nghệ mới, mở rộng thị trường.

Ngày mùa

Vị trí của tam nông

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước ta đã xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh - quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã định hướng “xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu”.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình mới, phát triển bền vững, hiện đại nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta, các cấp Hội Nông dân cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, đoàn kết nông dân thực sự trở thành lực lượng cách mạng, lực lượng kinh tế, chính trị, xã hội to lớn và mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước.

Mỗi cán bộ, hội viên, nông dân cần hiểu rõ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của toàn dân, trong đó, hội viên, nông dân đóng vai trò chủ thể, vừa là lực lượng thực hiện vừa là người được thụ hưởng thành quả, để từ đó huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của giai cấp nông dân và các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, làm cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta có bước phát triển nhanh và bền vững hơn nữa; phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại.

Các cấp Hội cần phối hợp với các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, các thành phần kinh tế để tăng cường đào tạo nghề, nâng cao trình độ mọi mặt cho nông dân. Tổ chức tốt các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ nông dân, cung cấp kịp thời tri thức mới về khoa học - công nghệ và những cơ hội, thách thức của quá trình toàn cầu hoá, của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, của biến đổi khí hậu, giúp nông dân có đủ thông tin, điều kiện để phát triển kinh tế, làm giàu và xoá nghèo bền vững.

Những giải pháp gỡ khó

Theo  Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng, để xây dựng Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh, phát huy vai trò của Hội và giai cấp nông dân trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại, trong nhiệm kỳ 2018-2023, Hội Nông dân Việt Nam phấn đấu đạt được 14 chỉ tiêu: Có 100% cán bộ, hội viên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Hội Nông dân Việt Nam; Có 100% cán bộ chuyên trách công tác Hội được tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức canh tác nông nghiệp và kỹ năng công tác nông vận; Có 100% chi Hội xây dựng được quỹ hoạt động của Hội và phấn đấu mỗi cơ sở Hội ở các địa phương chưa thoát nghèo; Hằng năm, có từ 60% số hộ nông dân trở lên đăng ký phấn đấu và có từ 50% số hộ đăng ký trở lên đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp....

“Để đạt được phương hướng, mục tiêu và các chỉ tiêu đã đề ra, cần thực hiện có hiệu quả 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp quan trọng: Xây dựng tổ chức Hội và giai cấp nông dân Việt Nam vững mạnh; Vận động hội viên, nông dân phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới văn minh và giảm nghèo bền vững; Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế”- theo ông Thào Xuân Thùng.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 năm qua giai đoạn 2008-2017 đạt 261,2 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm. Riêng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 36,6 tỷ USD, tăng 20,05 tỷ USD so với năm 2008. Dự kiến năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD. Hiện đã có 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD/ năm trở lên, 5 mặt hàng: Tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ đạt kim ngạch 3 tỷ USD/năm. 

 Theo Đại đoàn kết

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao

Trên cơ sở kinh tế nông nghiệp tuần hoàn (NNTH), nhiều nông dân các địa phương đã xây dựng mô hình, tổ hợp trang trại chăn nuôi khép kín an toàn sinh học (ATSH), mang lại thu nhập cao và góp phần bảo vệ môi trường.

Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao
Liên kết & nâng tầm thương hiệu

Câu chuyện về liên kết để nâng tầm thương hiệu sản phẩm làng nghề đã và đang được các doanh nghiệp (DN), làng nghề triển khai nhằm hiện thực hóa mục tiêu mở rộng cơ hội giao thương, góp phần bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống.

Liên kết  nâng tầm thương hiệu
Đam mê với nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng, với ông Nguyễn Văn Lịch (xã Phong Thu, Phong Điền), mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn còn mang lại hiệu quả kinh tế và là niềm vui lao động khi tuổi đã cao.

Đam mê với nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn
Số hóa trong nông nghiệp

Chuyển đổi số (CĐS) hướng đến phát triển kinh tế số đang được ngành nông nghiệp tỉnh bước đầu triển khai mang lại hiệu quả nhất định, thiết thực.

Số hóa trong nông nghiệp
Phát huy lợi thế liên kết để phát triển du lịch

Liên kết đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch phát triển. Năm 2024, với vai trò là trưởng nhóm liên kết phát triển du lịch 5 địa phương ở miền Trung, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đề xuất và triển khai nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết, xúc tiến quảng bá du lịch, góp phần phát triển ngành công nghiệp không khói.

Phát huy lợi thế liên kết để phát triển du lịch
Return to top