ClockThứ Ba, 15/01/2019 14:10

Liên kết tiêu thụ lúa hữu cơ và cung ứng vật tư

TTH - Thực hiện đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai mô hình thí điểm doanh nghiệp- hợp tác xã- nông dân (DN- HTX- ND) liên kết cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm lúa hữu cơ tại xã Phú Lương (Phú Vang).

Đánh giá kết quả mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệpXây dựng thương hiệu gạo hữu cơ Phong Điền

Mô hình liên kết sản xuất lúa hữu cơ đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường

Các chủ thể trong chuỗi liên kết DN- HTX- ND tham gia "Mô hình thí điểm tiêu thụ sản phẩm lúa hữu cơ và cung ứng vật tư nông nghiệp" gồm Công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm (gọi tắt Công ty Quế  Lâm), HTX Nông nghiệp Phú Lương 1 (Phú Vang) và các hộ nông dân là thành viên của HTX NN Phú Lương 1. Dự án (DA) được thực hiện trên địa bàn xã Phú Lương với quy mô diện tích sản xuất là 500ha. Sản phẩm lúa được trồng theo phương pháp hữu cơ với quy trình kỹ thuật và vật tư nông nghiệp của Công ty Quế Lâm.

Vụ mùa vừa qua, Công ty Quế Lâm và HTX đã cung ứng cho bà con xã viên 50 tấn giống các loại và 750 tấn vật tư đầu vào; ứng trước phân hữu cơ vi sinh, siêu hạ phèn phù hợp quy trình kỹ thuật canh tác. Các loại vật tư này được DN cung ứng trực tiếp cho nông dân, không thông qua nhân tố trung gian nào của thị trường nhưng vẫn đảm bảo công khai về giá cả, không cao hơn so với thị trường.

Kết thúc 2 vụ lúa trong năm 2018, Công ty Quế Lâm và HTX đã thu mua 650 tấn lúa hữu cơ đạt giá trị trên 5,5 tỷ đồng với giá thu mua cao hơn giá thị trường từ 20-25%.

 Ông Nguyễn Định, đại diện các hộ nông dân tham gia chuỗi liên kết ghi nhận hiệu quả của mô hình DA, trước hết đã giúp người nông dân không lo việc "được mùa mất giá" hay không có nơi tiêu thụ. Sản phẩm lúa hữu cơ làm ra được DN liên kết thu mua cao hơn từ 15-20% so với giá thị trường tại thời điểm bán. Khi tham gia mô hình, các hộ dân còn được hỗ trợ chủng loại giống tốt, phân bón đảm bảo chất lượng, tập huấn kỹ thuật trồng trọt... nên sản phẩm đạt chất lượng cao hơn, chi phí nhân công giảm. Hình thức sản xuất lúa theo hướng hữu cơ không chỉ giúp khôi phục độ phì nhiêu, môi trường hệ sinh thái của đồng ruộng, mà còn giúp người nông dân hạn chế các bệnh nguy hiểm do thường xuyên tiếp cận thuốc bảo vệ thực vật. Quan trọng hơn nữa là sản phẩm làm ra không tồn dư các loại hoá chất độc hại, đem lại thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Thấy được hiệu quả mô hình, nông dân mong muốn tham gia chuỗi liên kết sản xuất lúa hữu cơ

Tại hội nghị tổng kết DA, đại diện Công ty Quế Lâm cho rằng, mô hình liên kết này giúp DN kiểm soát được chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, ổn định được nguồn nguyên liệu sạch với giá cả rõ ràng, thuận tiện hạch toán trong kinh doanh. Mô hình này là cơ hội để DN bắt tay cùng nông dân đầu tư về máy móc, thay đổi phương thức canh tác hiệu quả, bền vững hơn. Điều này cũng giúp DN thu mua được sản phẩm hữu cơ sạch có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuỗi giá trị hữu cơ.  Đồng thời, nhờ được đảm bảo về số lượng và chất lượng từ đầu vụ nên DN ổn định đầu vào và chủ động trong tiêu thụ sản phẩm.

HTX NN Phú Lương 1 là một trong các chủ thể liên kết đã phát huy vai trò của HTX trong thời kỳ mới, tận dụng được nguồn lực sẵn có của đơn vị, tăng thu nhập cho cán bộ, thành viên HTX, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã.

Bước đầu mô hình thí điểm đem lại kết quả, đáp ứng nguyện vọng của các chủ thể trong chuỗi liên kết. Tuy nhiên, tại buổi đánh giá kết quả DA, nhiều ý kiến cho rằng để đem lại hiệu quả cao hơn cần tiếp tục đầu tư, đổi mới trang thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp mạ khay máy cấy, hệ thống sấy, máy bơm nước, máy cày, cấy..., công trình hạ tầng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất để sản xuất hàng hoá quy mô lớn, thuận lợi cho cơ giới hoá nông nghiệp.

Mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư đang là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế, phát triển, giúp người dân chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất có quy mô và có định hướng theo thị trường thông qua sự hỗ trợ, kết nối giữa DN, HTX và các cấp chính quyền. Để hoàn thiện mô hình và tiến tới nhân rộng đối với các địa phương khác và sản phẩm nông sản khác, yếu tố quan trọng là tiềm lực về tài chính, cơ sở vật chất và sự "nhiệt tình" từ phía DN; người nông dân cần thay đổi thói quen sản xuất cũ sang sản xuất nông sản hàng hoá có định hướng của thị trường.

Bài, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên kết & nâng tầm thương hiệu

Câu chuyện về liên kết để nâng tầm thương hiệu sản phẩm làng nghề đã và đang được các doanh nghiệp (DN), làng nghề triển khai nhằm hiện thực hóa mục tiêu mở rộng cơ hội giao thương, góp phần bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống.

Liên kết  nâng tầm thương hiệu
Phát huy lợi thế liên kết để phát triển du lịch

Liên kết đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch phát triển. Năm 2024, với vai trò là trưởng nhóm liên kết phát triển du lịch 5 địa phương ở miền Trung, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đề xuất và triển khai nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết, xúc tiến quảng bá du lịch, góp phần phát triển ngành công nghiệp không khói.

Phát huy lợi thế liên kết để phát triển du lịch
Đấu thầu thuốc, trang thiết bị vật tư y tế:
Vướng, nghẽn chừng nào, người bệnh lãnh đủ chừng ấy

Cách đây gần chục năm, “cửa sổ tâm hồn” của tôi bỗng trở chứng. Đi khám, rồi chữa chạy theo chỉ định của bác sĩ. Chữa dài dài hơn nửa thập kỷ, tháng nào cũng tái khám theo hẹn, cũng điểm, cũng chích thuốc theo chỉ định. Bệnh có dừng, không tiến triển theo chiều hướng xấu. Rất mừng! Nhưng rồi một hôm, sáng ngủ dậy bỗng thấy có triệu chứng bất thường....

Vướng, nghẽn chừng nào, người bệnh lãnh đủ chừng ấy

TIN MỚI

Return to top