ClockThứ Sáu, 13/09/2013 15:00

“Loạn” kinh doanh vỉa hè ở Huế

TTH - Hẳn ai cũng biết, vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ, nhưng thực tế ở Huế vỉa hè không còn mang chức năng đúng nghĩa mà nhiều chỗ trở thành nơi buôn bán của nhiều người dân.

Ông Lê Trọng Khánh, ở đường Hải Triều, TP Huế lâu nay thường xuyên đi bộ vào buổi chiều dọc trên vỉa hè ở trục đường Hùng Vương (đoạn từ cầu An Cựu đến ngã tư Bà Triệu - Nguyễn Huệ). Từ khi vỉa hè tuyến đường này được người dân trưng dụng buôn bán áo quần, ông đành ở nhà. Vỉa hè đã không còn chỗ, mà đi xuống lòng đường thì quá nguy hiểm vì tuyến đường này xe cộ qua lại luôn đông đúc. Bà Hoàng Thị Hồng, ở đường Phan Chu Trinh, TP Huế cũng phản ánh, vỉa hè ở đường này chiều nào người ta cũng bày bàn ghế để bán quán nhậu và luôn đông khách nên bà không thể đi tập thể dục hoặc đi dạo vào những buổi chiều muộn được. Không chỉ có ông Khánh hay bà Hồng tâm tư mà nhiều người khác cũng phản ánh với chúng tôi về chuyện vỉa hè đã không còn thực hiện đúng chức năng vốn có là dành cho người đi bộ mà đã trở thành nơi tụ tập buôn bán của nhiều người dân ở Huế.

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè tràn lan. Ảnh: Quang Long

Dạo quanh một vòng ở Huế, hầu hết các tuyến đường, nhất là các đường ở trung tâm thành phố, vỉa hè nào cũng bị lấn chiếm bởi các hàng quán từ phở, bún, chè, cháo, áo quần, giày dép, cà phê cho đến các quầy thuốc lá, xăng lẻ, trái cây, dán điện thoại di động, sửa chữa ổ khóa… Điều ngạc nhiên là, các hàng quán ở vỉa hè luôn thu hút một lượng khách khá đông.

Tại sao buôn bán vỉa hè luôn được mọi người nhắm đến? Người bán thì cho rằng, vỉa hè thông thoáng, đầu tư ít, cơ động có thể di chuyển nhiều nơi và quan trọng hơn là không chịu bất cứ loại thuế khoán nào nên lợi nhuận khá cao. Còn đối với người mua thì vỉa hè là địa điểm thuận lợi, không tốn nhiều thời gian cho việc gửi xe, gọi món… đặc biệt giá cả rẻ. Vỉa hè trở thành điểm “gặp nhau” cho cả người bán lẫn người mua.

Kinh doanh vỉa hè không chỉ gây khó khăn cho người đi bộ, làm mất mỹ quan thành phố mà còn gây bất bình đẳng cho những người kinh doanh chân chính (bởi tất cả những người kinh doanh vỉa hè chẳng phải đóng một khoản thuế nào cho Nhà nước). Anh Dương - một người bán hàng cháo bánh canh ở đường Hùng Vương, TP Huế tâm sự: “Gia đình tôi ở ngay mặt tiền đường Hùng Vương, có rất nhiều người đến thuê mặt bằng để kinh doanh, song tôi không cho mà tự mình mở quán. Điều bất bình đẳng là khi bán hàng ăn tôi phải có giấy cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phải đóng thuế cho Nhà nước, còn những người cũng bán bánh canh trên vỉa hè họ chẳng phải cam kết gì, cũng chẳng đóng thuế, trong khi giá bán của họ cũng giống như tôi”.

HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua Nghị quyết về xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn và sẽ bắt đầu áp dụng vào đầu tháng 8/2013, trong đó có nội dung: “Nghiêm cấm việc lấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh, buôn bán, họp chợ, đặt biển quảng cáo”. Hy vọng với giải pháp này, thời gian tới, vỉa hè sẽ được trả lại với chức năng, vị trí vốn có của nó.

Khôi Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai
Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống Đa

Chiều 25/3, UBND tỉnh tổ chức buổi đối thoại với các hộ dân chưa bàn giao mặt bằng tại Dự án (DA) Cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A,B,C Khu Chung cư Đống Đa (KCCĐĐ) tại Phường Phú Nhuận, TP. Huế. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì buổi đối thoại.

Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống Đa

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top