ClockThứ Tư, 24/04/2019 08:05

Lộc Bổn: Gắn khuyến học với khuyến nghề

TTH - Xã Lộc Bổn (huyện Phú Lộc) nổi lên là điểm sáng trong phong trào triển khai thực hiện mô hình học tập suốt đời của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khi họ tộc làm khuyến học

Chăm lo khuyến học

Về Lộc Bổn, chúng tôi có dịp nghe kể nhiều về các chi hội khuyến học của dòng họ, tiêu biểu như Nguyễn Văn ở thôn Thuận Hóa hay Nguyễn Văn ở thôn Hòa Mỹ, Võ Đại, Phạm Văn, Nguyễn Phước…

Hội khuyến học tặng quà cho học sinh nghèo, hiếu học

Ngoài làm tốt xây dựng quỹ, Chi hội họ Nguyễn Văn ở thôn Thuận Hóa còn lưu tâm đến việc phụ đạo thêm kiến thức, bằng cách nhờ con cháu trong họ là giáo viên mở thêm các lớp dạy miễn phí cho những học sinh có sức học chưa tốt. Các thành viên trong chi hội thường xuyên đến tận các gia đình để xem xét tình hình học tập; lồng ghép trong các dịp kỵ giỗ nhắc nhở, động viên phụ huynh quan tâm việc học của con cái.

Các hộ gia đình tiêu biểu nổi bật trong phong trào học tập được Hội Khuyến học xã đề nghị khen thưởng kịp thời. Tiêu biểu như ông Hồ Văn Thuận, dân tộc Vân Kiều thuộc hộ nghèo (thôn Hòa Lộc) đã thay đổi tư duy, đầu tư cho 2 người con vào đại học chính quy và 2 người con theo học trung học phổ thông và trung học cơ sở; hộ ông Nguyễn Văn Hữu ở thôn Thuận Hóa là gia đình cận nghèo nhiều năm nhưng vẫn chăm lo cho 4 người con học đại học chính quy và 1 người đang theo học trung học phổ thông.

Khuyến tài & khuyến nghề

 Không chỉ chú trọng khuyến học, Chi hội họ Nguyễn Văn ở thôn Thuận Hóa còn đặc biệt quan tâm đến khuyến tài và khuyến nghề. Với những học sinh trong dòng họ do khó khăn không thể tiếp tục theo học, chi hội đã đến hỏi cặn kẽ nguyên nhân, sở thích và tư vấn học nghề; nhờ những con cháu trong họ giúp đỡ, tìm đầu ra công việc. Chi hội cũng tổ chức phát thưởng, khuyến khích con cháu chăm lo học nghề để có thể tự nuôi sống bản thân.

Các thôn tích cực lồng ghép chương trình vận động toàn dân tự học, tự rèn; vận động tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật; qua đó, áp dụng kiến thức vào sản xuất. Nhờ vậy, nhiều hộ gia đình mạnh dạn đầu tư cải tạo vườn cây có hiệu quả. Tiêu biểu như hộ bà Nguyễn Thị Nghê (Hòa Vang 4), ông Võ Đại Phú (Hòa Vang 1), ông Nguyễn Văn Phô (Hòa Vang 4). Lực lượng lao động tại địa phương được chú trọng đào tạo nghề; đặc biệt, số lao động tham gia xuất khẩu lao động sau khi về có vốn đã vận dụng vào làm ăn, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi.

Hội Khuyến học xã phối hợp khảo sát thực trạng học tập của các đoàn viên, hội viên, cán bộ công nhân viên và người lao động để phát động đăng ký học tập (kể cả tự học) nhằm đạt chuẩn về trình độ các mặt theo quy hoạch cán bộ. Kết quả, đã có 7 cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và lý luận chính trị.

Năm học 2017 - 2018, đã có 159 học sinh giỏi các cấp, 54 em đỗ vào các trường đại học công lập. Cùng với đó, con số phổ cập trẻ 5 tuổi chiếm tỷ lệ đến 99,7%; phổ cập tiểu học đạt mức độ 3; phổ cập trung học cơ sở đạt mức độ 2 cho thấy hiệu quả tích cực mang lại từ phong trào khuyến học ở Lộc Bổn. Đời sống kinh tế - xã hội càng phát triển với sự xuất hiện mô hình kinh tế năng động lại cho thấy hiệu quả bước đầu của việc gắn khuyến học với khuyến tài và khuyến nghề của vùng đất bên dòng sông Nong này.

Bài, ảnh: An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Miền đất học An Truyền

Tính từ năm 1471, năm làng được chính thức thành lập theo chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông đến nay, làng An Truyền (xã Phú An, huyện Phú Vang) đã có bề dày lịch sử hơn 500 năm.

Miền đất học An Truyền
Trao thưởng cho học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia

Chiều 25/4, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Quỹ Học bổng khuyến tài Nguyễn Chí Thanh, Sở Giáo dục và Đào tạo và Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Huế tổ chức trao thưởng cho học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế.

Trao thưởng cho học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia
Return to top