ClockThứ Sáu, 06/09/2019 14:45

Lợi ích kép từ di dời

TTH - Sự cố hỏa hoạn ở Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông (Hà Nội) xảy ra cuối tháng 8 vừa qua không chỉ gây thiệt hại lớn cho đơn vị, mà còn để lại nhiều hệ lụy.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối 4/9, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Văn Tuấn đánh giá, vụ cháy ở Rạng Đông là sự cố cháy nổ mất an toàn hóa chất, có tác động xấu đến sức khỏe người dân và môi trường xung quanh. Bộ kiến nghị Bộ Quốc phòng tiến hành tẩy độc khu vực bị cháy.

Trong quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam, việc xây dựng các nhà máy một thời được xem là biểu tượng của sự phát triển các thành phố, như nhà máy dệt Nam Định, nhà máy diêm, đóng tàu ở Vinh… Các nhà máy không chỉ góp phần vào phát triển kinh tế mà còn thúc đẩy phát triển đô thị, với sự gia tăng của lực lượng công nhân. Ở chiều ngược lại, cùng với sự phát triển của đô thị, nhiều nhà máy trước đây nằm ở vùng ven, khu dân cư thưa thớt, nay nằm lọt thỏm trong nội đô, các khu dân cư đông đúc. Các tác động xấu của quá trình sản xuất lúc này càng bộc lộ rõ. Đó là các chất thải, nước thải, khói bụi, hóa chất phát tán gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ; nhẹ hơn là tăng áp lực cho hạ tầng đô thị như giao thông, điện, nước sinh hoạt… do tập trung đông công nhân.

Thực ra, việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi nội đô, các khu dân cư đã được đặt ra từ lâu nhưng tiến trình này vẫn còn rất chậm chạp, bởi nhiều nguyên nhân. Đó là cơ chế, chính sách hỗ trợ di dời chưa thực sự khuyến khích, sự thiếu kiên quyết của chính quyền địa phương, nguồn lực hỗ trợ di dời còn hạn chế, nội lực của doanh nghiệp còn yếu, việc di dời ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất, nhân lực của doanh nghiệp…

Mới đây, tới thăm thành phố Nam Định, tôi thấy một sự thay đổi đáng ngạc nhiên ở khu vực trước đây vốn trung tâm dệt may lớn của cả nước. Không còn cảnh nhếch nhác, người xe đông đúc ồn ào, thay vào đó là một khu đô thị mới hiện đại đang hoàn thiện. Đây là một gợi mở về cách thức di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi nội đô, các khu dân cư tập trung.

Với Thừa Thiên Huế, khu vực nội đô không có nhiều nhà máy lớn nhưng các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường thì không phải không có. Trước đây nhà máy xi măng Long Thọ được người Pháp xây dựng nằm ở vùng ngoại ô, nhưng nay vùng này đã trở thành phường nội đô. Việc di dời nhà máy đặt ra từ rất lâu, với nhiều phương án, nhưng nay mới chỉ một bộ phận di dời về cụm công nghiệp Thủy Phương. Một số cơ sở sản xuất khác như cơ khí Phú Xuân (phường An Cựu), Công ty cổ phần dược (phường Phước Vĩnh), các cơ sở đúc đồng (phường Đúc), một số cơ sở thu mua phế liệu ở phường Thủy Phương (Hương Thủy)… đang ít nhiều gây bức xúc cho người dân xung quanh bởi ô nhiễm tiếng ồn, nước thải, khí thải, hóa chất phát tán ra ngoài môi trường… Chưa kể cháy nổ luôn là nguy cơ rình rập đối với các cơ sở sản xuất, như vụ cháy kho sợi của Công ty CP sợi Phú Nam vừa qua là một ví dụ.

Sẽ còn nhiều việc phải làm để khắc phục hậu quả vụ cháy nổ ở Công ty Rạng Đông, nhưng việc di dời nhà máy ra khỏi khu vực dân cư đang là vấn đề đặt ra cấp thiết không chỉ riêng với Rạng Đông mà với cả các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang nằm trong nội đô trên phạm vi cả nước. Để làm được điều này, ngoài việc chuẩn bị tốt hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để đón các nhà máy cần di dời, cần có những chính sách đồng bộ từ đền bù, hỗ trợ di dời, chuyển đổi ngành nghề, chính sách thuế… Quỹ đất nhà xưởng trong nội đô sau khi di dời nếu được sử dụng hợp lý sẽ là nguồn lực đáng kể phục vụ quá trình này. Bài học di dời khu dệt may Nam Định là một ví dụ. Điều này mang lại lợi ích kép, vừa tạo điều kiện để doanh nghiệp yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất bền vững vừa tạo điều kiện chỉnh trang đô thị an toàn, khang trang, hiện đại.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Những lợi ích có thể bạn chưa biết khi sở hữu chữ ký đẹp

Một chữ ký đẹp không chỉ là một dòng chữ văn bản thuần túy mà còn mang đến nhiều ý nghĩa, ngầm khẳng định phong cách và cá nhân của mỗi người. Việc sở hữu một chữ ký đẹp mang đến rất nhiều lợi ích không ngờ mà nhiều người có thể chưa nhận ra. Vậy lợi ích đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Những lợi ích có thể bạn chưa biết khi sở hữu chữ ký đẹp
Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3):
Đầu tư vào phụ nữ mang lại lợi ích cho phụ nữ và toàn xã hội

Theo Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), đầu tư vào phụ nữ mang lại lợi ích cho phụ nữ và toàn xã hội. Tuy nhiên, với tốc độ đầu tư hiện tại, hơn 340 triệu phụ nữ và trẻ em gái sẽ vẫn phải sống trong tình trạng nghèo đói cùng cực vào năm 2030. Việc thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ chưa bao giờ cấp bách hơn, khi được đánh dấu bằng chủ đề của Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) năm 2024 là “Đầu tư cho phụ nữ: Đẩy nhanh tốc độ phát triển”.

Đầu tư vào phụ nữ mang lại lợi ích cho phụ nữ và toàn xã hội
Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ phát động tết trồng cây, đồng thời tiếp tục hưởng ứng phong trào “Trồng 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021-2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 16/2, tại cồn Dã Viên, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024.

Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024
Đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của công dân

Công tác tiếp công dân (TCD), giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN, TC) trên địa bàn toàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực; qua đó, góp phần giải quyết, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của công dân, đảm bảo an ninh, chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của công dân
Return to top