ClockThứ Tư, 28/08/2019 14:44

Lợi nhuận từ mô hình "cá-lúa-vịt"

TTH - Từ hoàn cảnh kinh tế bấp bênh, anh Đoàn Lỗ (Thủy Phù, Hương Thủy) đã tìm ra con đường sinh kế bền vững cho gia đình. Đó là mô hình trang trại cá – lúa – vịt kết hợp.

Mô hình lúa “ba giảm ba tăng” lãi 16 triệu đồng/haCá rô phi đen cắn phá lúa

Cá – lúa – vịt tương hỗ là “bí quyết” của mô hình

Năm 2008, nhận thấy đất chỉ canh tác lúa thì không tận dụng được lợi thế, anh Lỗ quyết định nuôi thêm vịt, cá. Dẫn chúng tôi thăm quan trang trại, anh kể: “Khi đó mình vừa làm vừa “thăm dò”. Vì thật sự cách làm này rất hay, nhưng mới. Nuôi vịt khá dễ, nhưng kết hợp hai ba loại lại thì phải có sự kết nối. Đầu tiên mình chỉ nuôi 1.000 con vịt, rồi thả thêm cá trắm, cá trôi, cá mè…”

Năm đầu áp dụng mô hình mới, trời chẳng phụ công, cá, lúa, vịt đều cho năng suất khá. Anh nhớ lại: “Khi đó mình mừng lắm. Vì sau bao năm làm lụng vất vả, cuối cùng mình đã tìm ra hướng đi phù hợp. Thế là bao nhiêu vốn liếng tích góp mình dồn hết cho năm thứ hai”.

Những tưởng như năm đầu, tiền vô chắc túi, ai ngờ năm 2009, lụt lớn diễn ra trên diện rộng. Ký ức của anh cũng là nỗi đau của bà con nông dân tại Thủy Phù: “Nước lũ lúc ấy lên nhanh lắm, nhiều diện tích lúa sắp vào kỳ thu hoạch ngập úng cả. Vốn liếng, hy vọng của mình cũng trôi theo con lũ lớn…”.

Năm ấy, người đàn ông hiền lành phải chạy vạy ngược xuôi, vay mượn mỗi nơi một ít. Gia đình bảy người con nheo nhóc, cảnh nhà bần hàn vô cùng. Những tưởng anh sẽ gục ngã sau cú sốc lớn, thế mà không. Trò chuyện với chúng tôi, anh nói chắc nịch: “Mình chỉ sợ không có hướng đi. Ngay từ lúc bén duyên với cá – lúa – vịt, mình đã xác định rõ. Cực nhọc mấy mình cũng chịu được…”.

Từ năm 2010, anh kiên trì theo đuổi cá – lúa – vịt. Với anh, đây là hình thức trồng trọt, chăn nuôi ưu việt, tương hỗ cho nhau. “Trước đây chỉ thu mỗi lúa thì nay cánh đồng mang về tận ba loại sản phẩm là lúa, cá, vịt. Cái hay của mô hình là nó tận dụng được tất cả ưu điểm loài, lợi dụng đặc điểm sinh trưởng, phát triển để kích thích lẫn nhau”, anh nói.

Với mô hình cá – lúa – vịt, số lượng vịt được duy trì ổn định, ít hao hụt so với vịt chạy đồng. Phân vịt trực tiếp là phân hữu cơ bón ruộng, cũng là thức ăn cho cá, từ đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Với cánh đồng, các loài sâu rệp, ốc bươu và địch hại được vịt, cá diệt trừ, từ đó giảm chi phí phân hóa học và các loại thuốc trừ sâu.

Sau sáu năm trung thành với cá mè, cá trôi, đến năm 2014, anh Lỗ mạnh dạn thay đổi đối tượng, chỉ nuôi rặt cá trê lai. Đây là loài thích nghi tốt với môi trường có hàm lượng oxy thấp, dễ nuôi, chóng lớn, phù hợp hơn khi kết hợp với vịt.

Một trong những bí quyết của mô hình cá – lúa – vịt là việc canh thời điểm thả vịt, thả cá. Tùy giống lúa, đặc điểm sinh trưởng và kỳ thu hoạch mà anh Lỗ chia giai đoạn thả vịt, cá vào ruộng. Với lúa 3 tháng, sau khi gieo sạ 30 ngày là có thể thả vịt vào, đây là lúc rễ lúa đã vững, không lo ngại tác động. Vịt được thả liên tục trong 50 ngày, sau đó có thể xuất bán. Thời điểm 10 ngày còn lại để tập trung cho lúa chín và thu hoạch”, anh Lỗ nói.

Đến nay, anh Lỗ hiện đang nuôi đàn vịt hơn 5.500 con (gồm 4.500 con vịt thịt và hơn 1.000 con vịt cho trứng), canh tác 5ha lúa, 5.000m2 diện tích mặt nước. Cá, vịt được xuất bán mỗi quý một lần. Doanh thu cả trang trại hằng năm lên đến 1 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, anh lãi hơn 250 triệu đồng.

Ông Châu Văn Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thủy Phù nhận định: “Mô hình cá – lúa – vịt là cách tăng lợi nhuận trên cùng một đơn vị diện tích. Hội viên Đoàn Lỗ đã khéo léo, dám nghĩ dám làm và thành công với trang trại cá – lúa – vịt, tạo thêm một hướng đi hiệu quả cho cách làm nông nghiệp tại địa phương”.

Không chỉ kịp thời động viên, hỗ trợ, Hội Nông dân xã đã tạo điều kiện cho anh Lỗ vay vốn, đầu tư, mở rộng sản xuất. Đây là động lực lớn giúp những hội viên như anh mạnh dạn áp dụng mô hình kinh tế độc đáo, mang lại hiệu quả cao này.

Bài, ảnh: Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em”

Ngày 14/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp chính quyền xã Hải Dương (TP. Huế) và mạnh thường quân tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em” với số lượng 600 con gà giống đến 20 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có con em trong độ tuổi đến trường.

Trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em”
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Triển khai nhiều mô hình hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh

Ngày 23 và 24/3, tại nhiều địa phương, các lực lượng đã triển khai Phong trào ngày Chủ nhật xanh với các hoạt động đáng chú ý như, tổ chức đổi rác lấy quà, tặng quà cho hộ nghèo, khai trương tuyến đường cờ thanh niên, thực hiện mô hình điểm “Cổng trường văn minh – thân thiện – an toàn”…

Triển khai nhiều mô hình hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh
Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang

Viết tiếp ước mơ thuở nhỏ khi chọn trở về quê hương nuôi thỏ, chuột lang nhà, với Nguyễn Duy Lanh, chàng trai Hương Xuân (Hương Trà), tuy gian nan, khó khăn song những thành quả thu được lại vô cùng quý giá.

Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang

TIN MỚI

Return to top