ClockThứ Sáu, 07/12/2018 14:57

Lời xin lỗi muộn màng

TTH - Tôi đọc đâu đó những con số giật mình liên quan đến thuốc lá, đại loại 96,8% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc; mỗi năm nước ta có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến sử dụng thuốc lá.

Tập huấn công tác phòng chống tác hại thuốc láTập huấn phòng chống tác hại thuốc lá và xây dựng môi trường không khói thuốc

“Ba H. bị ung thư phổi giai đoạn cuối, M. và mọi người thu xếp thời gian lên thăm chú không chắc không còn cơ hội”, giọng cô bạn vang lên trong điện thoại kèm theo tiếng thở dài…

Ba H. nằm tầng năm, Khoa Ung bướu. Không gian phòng bệnh rộng rãi với năm giường bệnh và 4 bệnh nhân. So với ngày ba tôi nằm điều trị tại đây thì điều kiện chăm sóc về y tế và không gian quá tốt nhưng sao cảm giác ngột ngạt đến lạ. Khi vừa đặt chân đến phòng bệnh cũng là lúc y, bác sĩ và người nhà chuyển bệnh nhân nằm cùng phòng xuống xe đưa về nhà. Ba H. nằm đấy thở dốc từng cơn. Cả gia đình tập trung quanh giường bệnh nuốt lệ vào lòng.

Mẹ H. kể, ban đầu chú chỉ cảm giác nuốt hơi khó khăn và đau kèm khó thở, khàn giọng. Khi thấy ho ra máu, ho thường xuyên và liên tục hơn, chú mới chịu vào viện. Sau khi thực hiện các xét nghiệm liên quan, bác sĩ bảo chú bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Chú gầy đi trông thấy chỉ sau 1 tuần phát bệnh. Không ăn uống được, dù cháo đã được xay mịn, lỏng nhưng chẳng thể nuốt, cả uống nước cũng khó khăn.

Lúc chúng tôi đến cũng là lúc bác sĩ yêu cầu người nhà nên đưa chú về nhà, vì bệnh đi rất nhanh. Cả nhà đứng quanh chú, ngấn lệ. Chú nghe vậy cũng rưng rưng, hết cầm tay vợ, con gái, con trai, giọng khàn khàn, nghèn nghẹn “xin lỗi, ba sai rồi”. Thời gian phát bệnh đến khi bác sĩ yêu cầu đưa về nhà nhanh quá chưa đầy một tuần, cả nhà suy sụp.

Sáng nay, cô bạn lại điện “Ba H. mất rồi M. ơi!”. Một cảm giác hụt hẫng. “Chú, người chồng, người cha đã rời bỏ vợ, con, khi chưa kịp nhìn được mặt đứa cháu đầu lòng. Trong cơn nấc nghẹn ngày chú rời đi, mẹ H. lịm người “giá như nghe em, anh bỏ thuốc lá chắc giờ anh vẫn còn bên em và con!”.

Tôi đọc đâu đó những con số giật mình liên quan đến thuốc lá, đại loại 96,8% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc; mỗi năm nước ta có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến sử dụng thuốc lá. Trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây ra hơn 25 căn bệnh, như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư da, các bệnh tim mạch và các bệnh về hô hấp. Trên thế giới, sử dụng thuốc lá gây ra 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Từ bỏ thuốc lá cũng đồng nghĩa với những nguy cơ trên được vơi đi. Thế mà biết bao người không làm được, buồn thay!

Thảo Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng, chống tác hại thuốc lá qua góc nhìn các “họa sĩ nhí”

Lần đầu tiên một cuộc thi vẽ tranh phòng, chống tác hại thuốc lá với sự phối hợp, hỗ trợ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh triển khai ở bốn huyện, thị xã tạo nên một sân chơi bổ ích cho học sinh trung học cơ sở. Hơn 10.000 bức tranh tham dự thể hiện ước mơ về một môi trường sống, học tập lành mạnh không khói thuốc.

Phòng, chống tác hại thuốc lá qua góc nhìn các “họa sĩ nhí”
Bỏ thuốc lá cần kiên nhẫn

Ai cũng biết tác hại của thuốc lá. Tuy nhiên, muốn bỏ hút thuốc lá không dễ, đòi hỏi phải có tính kiên nhẫn. Anh Hồ Văn Tấn (40 tuổi, Lê Thánh Tôn, TP. Huế) hút thuốc lá hơn 20 năm kể, anh hút hồi học phổ thông, rồi nghiện. Khi còn trẻ, anh chỉ hút rất ít, nhưng lúc đi làm, gặp áp lực trong công việc, anh hút nhiều hơn, khoảng một gói mỗi ngày. Việc hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân gây bất hòa chính của vợ chồng anh. Vợ anh Tấn không ưa mùi khói thuốc. Ðỉnh điểm của mâu thuẫn khi vợ anh Tấn mang thai, cô ấy lo lắng khói thuốc lá gây nhiều nguy cơ dị tật cho đứa con trong bụng. Một lần làm căng với chồng, cô than thở: “Biết thế đã không lấy ông ghiền thuốc lá”.

Bỏ thuốc lá cần kiên nhẫn
Sử dụng thuốc lá điện tử: Các bạn trẻ hãy dừng lại

Tò mò, hiếu kỳ, thử cảm giác mới… đó là thực tế hiện nay của không ít thanh, thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT). Loại thuốc lá này được rao bán tràn lan, công khai trên mạng xã hội đã gây nên những hệ lụy không đáng có đối với thanh, thiếu niên.

Sử dụng thuốc lá điện tử Các bạn trẻ hãy dừng lại
Return to top