ClockThứ Năm, 13/12/2018 07:00

Lồng ghép chương trình, mô hình hiệu quả

TTH - Đến năm 2020, Phú Vang sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo xuống còn 5,7%; thế nhưng năm 2018 đã giảm mạnh còn 5,64% , giảm 1,9% so với năm 2016 (7,54%). Để đạt điều này, công tác giảm nghèo bền vững được địa phương thực hiện lồng ghép nhiều chương trình phát triển kinh tế- xã hội, với nhiều mô hình, chính sách hiệu quả.

Phú Vang: Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế biển đầm pháPhú Vang sẵn sàng cho việc sáp nhập thônBài học “lấy dân làm gốc” ở Phú Diên

Người dân Vinh Thái phát triển kinh tế bằng nuôi trồng thủy sản

Chuyển đổi mô hình sản xuất

Trên các cánh đồng ở xã Phú Lương, Phú Hồ, Vinh Hà, Vinh Thái, trên địa bàn huyện, giống lúa chất lượng cao JO2, RVT, HDT 8, HT1… đã được trồng thành công, có giá trị cao hơn gấp 1,2-1,5 lần các giống lúa cũ, được bao tiêu sản phẩm.

Bên cạnh các mô hình theo hướng tăng năng suất, sản lượng, Phú Vang tập trung đầu tư cho giống lúa tăng về giá trị, đảm bảo an toàn vệ sinh nông sản, theo hướng hữu cơ. Theo đó, HTX Phú Lương 1 đã liên kết với Tập đoàn Quế Lâm trồng lúa hữu cơ, giá trị cao (1 kg gạo hữu cơ có giá 35 nghìn đồng, cao gấp khoảng 3 lần so với gạo khác trên thị trường). Diện tích đầu tiên HTX Phú Lương 1 thực hiện cách đây 6 năm là 7,5 ha, đến năm 2018 là 40 ha theo đặt hàng của Tập đoàn Quế Lâm.

Phú Vang đã bố trí nguồn cho công tác khuyến nông- lâm- ngư, khảo nghiệm giống mới thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng, mặt nước, tập quán canh tác, ứng dụng công nghệ, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích. Lựa chọn đầu tư chuyển đổi các mô hình là những vùng trọng điểm lúa, có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, diện tích lớn, trở thành vùng nguyên liệu nông sản (nhất là lúa chất lượng cao), gắn với bao tiêu sản phẩm. Hiện tất cả các cánh đồng quy mô từ 20 ha trở lên đối với các giống lúa chất lượng cao, đều được bao tiêu sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang thông tin: Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo các ban nghành, nhất là trung tâm dịch vụ nông nghiệp, tham mưu các tính năng của các giống mới chất lượng cao để nhân rộng; giúp người sản xuất thủ tục xây dựng thương hiệu gạo JO2, RVT, HDT 8…; quảng bá sản phẩm và hỗ trợ chính sách trong quảng bá; liên kết thu mua sản phẩm trong và ngoài tỉnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ như đào tạo nghề, hướng nghiệp,...   xuất khẩu lao động là thế mạnh giảm nghèo ở Phú Vang, được chính quyền định hướng, khuyến khích.

Theo ông Trần Nhơn Mâng, Trưởng phòng LĐTB&XH huyện, chính quyền các cấp trên địa bàn, các phòng ban liên quan đã hỗ trợ tối đa về mọi mặt, để người dân hiểu rõ, tin tưởng, tiếp cận, lựa chọn.

Ngoài kênh đài truyền thanh huyện, hệ thống phát thanh xã, thôn, Phòng LĐTB&XH tham mưu tổ chức hội nghị cấp huyện cho cán bộ chủ chốt của các xã, thị trấn tuyên truyền về chính sách Nhà nước. Sau đó cùng các công ty tuyển dụng đủ tư cách pháp nhân, được ngành LĐTB&XH thẩm định, cấp giấy phép và đã có đơn hàng trực tiếp đến tận các xã, cùng UBND xã mở hội thảo tuyên truyền, giải thích cho người dân cụ thể, chi tiết, tỉ mỉ về chính sách (vay vốn, học tiếng, đào tạo), được hỗ trợ đối với từng đối tượng (bãi ngang, bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển, hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách và đối tượng nằm ngoài chính sách) khi xuất khẩu lao động. Công ty tuyển dụng tư vấn những thủ tục về xuất khẩu, về thị trường, ngành nghề mức lương…để người lao động có sự lựa chọn.

Hàng năm, Phú Vang có từ 150-200 lao động trên địa bàn xuất khẩu lao động, là huyện dẫn đầu các đơn vị trong toàn tỉnh. Thu nhập từ xuất khẩu lao động giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, xây dựng nhà cửa khang trang, có nguồn vốn sản xuất, làm ăn bền vững về lâu dài, góp phần giảm nghèo, đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương.

Phát huy thế mạnh thủy sản

Sản xuất thủy sản, gồm đánh bắt, nuôi trồng là thế mạnh kinh tế của Phú Vang, góp phần rất lớn trong công tác giảm nghèo.

Phát huy thế mạnh khai thác xa bờ, UBND huyện tập trung chỉ đạo, tuyên truyền, vận động, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của ngư dân, từ khai thác ven bờ sang đầu tư khai thác xa bờ; huy động nguồn vốn đầu tư cải tiến ngư lưới cụ truyền thống, phát triển ngành nghề mới; đầu tư ngư lưới cụ đảm bảo có ít nhất 2 nghề trang bị trên 1 đơn vị tàu, nhằm khai thác quanh năm theo mùa vụ, mở rộng ngư trường để nâng cao năng lực, hiệu quả đánh bắt thủy sản.

Năm 2018, trên địa bàn huyện đã đóng mới 2 chiếc, cải hoán 30 chiếc, nâng tổng số tàu thuyền lên 1.365 chiếc. Hầu hết các phương tiện được đầu tư trang bị các thiết bị hàng hải hiện đại. Riêng đội tàu được hình thành theo  Nghị định 67 của Chính phủ là 30 chiếc, đã đi vào hoạt động, vươn khơi đánh bắt có hiệu quả.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Tranh bích họa làm đẹp trường học

Ngày 24/3, Chi đoàn Báo Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Đoàn Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế và Đoàn xã Phong Xuân (huyện Phong Điền) tổ chức chương trình vẽ tranh bích họa tại các điểm trường trên địa bàn xã Phong Xuân.

Tranh bích họa làm đẹp trường học
Triển khai nhiều mô hình hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh

Ngày 23 và 24/3, tại nhiều địa phương, các lực lượng đã triển khai Phong trào ngày Chủ nhật xanh với các hoạt động đáng chú ý như, tổ chức đổi rác lấy quà, tặng quà cho hộ nghèo, khai trương tuyến đường cờ thanh niên, thực hiện mô hình điểm “Cổng trường văn minh – thân thiện – an toàn”…

Triển khai nhiều mô hình hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Khám phá chương trình tour Măng Đen thú vị tại Latour Măng Đen

Măng Đen (Kon Tum) gần đây nổi tiếng là điểm đến mới đầy hứa hẹn cho những ai yêu thích du lịch sinh thái và khám phá. Nơi đây được mệnh danh là "Đà Lạt thứ hai" bởi khí hậu mát mẻ quanh năm, khung cảnh thiên nhiên hoang sơ. Latour Măng Đen sẽ mang đến trải nghiệm khó quên khi tham quan những địa điểm nổi tiếng, thưởng thức món ăn đặc sản núi rừng và tận hưởng không khí trong lành của vùng đất Tây Nguyên.

Khám phá chương trình tour Măng Đen thú vị tại Latour Măng Đen
Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh không chỉ góp phần quan trọng tạo chuyển biến trong đời sống của người dân, mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu lớn tỉnh đang theo đuổi.

Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia
Return to top