ClockThứ Năm, 09/11/2017 10:17

Lũ trên các sông đang xuống chậm, một số nơi còn ngập nhẹ

TTH.VN - Lũ trên sông Hương đang xuống ở dưới mức báo động 2, sông Bồ xuống chậm và đang ở trên mức báo động 2, sông Ô Lâu đang dao động ở mức 2,2m, các sông khác đang xuống.

Thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, mực nước lúc 6h ngày 9/11 trên sông Hương tại Kim Long 1,85 m; dưới báo động 2 là 0,15m, sông Bồ tại Phú Ốc 3,25 m; trên báo động 2 là 0,25m; sông Ô Lâu tại Phong Bình 2,23 m; sông Truồi tại Cầu Truồi 1,62m;

Mức nước cống thủy Quan sáng 9/11. 

Sáng và trưa nay (9/11), lũ trên các sông tiếp tục xuống chậm. Sông Hương tại Kim Long xuống và dao động ở mức 1,7m, dưới báo động 2: 0,3m; sông Bồ tại Phú Ốc xuống rất chậm và ở mức 2,9m, xấp xỉ báo động 2; sông Ô Lâu tại Phong Bình xuống rất chậm và ở mức 2,1m; sông Truồi tại Cầu Truồi xuống mức 1,50m;

Tình hình ngập lụt diện rộng vẫn còn kéo dài ở các vùng thấp trũng của huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc, thị xã Hương Trà, Hương Thủy và TP. Huế.

Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng BCH PCTT&TKCN tỉnh cho biết, từ 4-6h ngày 9/11 các trạm không mưa; diễn biến mưa sẽ tiếp tục trong ngày hôm nay, ngày mai mưa sẽ giảm nhanh. Mực nước các sông hiện dao động báo động 2, xuống dần; lưu lượng về hồ giảm, triều thấp nên khả năng nước lũ thoát nhanh.

Một số hình ảnh các vùng ngập và tiếp tục khắc phục sau khi nước rút do nhóm PV - CTV thực hiện: 

Hàng cây con phía trước đường Nguyễn Phúc Nguyên (TP Huế) vẫn "dầm" nước sáng 9/11

Thuyền neo đậu ở chân cầu Vạn Xuân (Kim Long)

Nước vẫn ngập khu vực trước hồ Tịnh Tâm

Di chuyển bằng thuyền sáng sớm ở Phú Vang 

Chợ Hương Vinh (Hương Trà) nước mấp mé đường và đang rút dần

Đi thuyền từ Thanh Lương, Hương xuân (H. Trà) về Quảng Thọ (Quảng Điền)

Đường vào xã Hương Vinh có nơi còn ngập 0,3 - 0,5m

Cầu phao qua sông ở Hương Thọ được tháo dỡ tránh bị lũ cuốn

Một cảnh rước dâu có người đi trước lội dò đường ở Hương Trà (cô dâu chú rể không muốn lộ danh tính)

Một đám tang ở Vinh Thái (Phú Vang) sau khi nước hạ

Thông dòng chảy ở phường Kim Long, TP. Huế

Lực lượng công nhân tích cực dọn bùn phía dưới công viên cầu Dã Viên

Nhiều xe vẫn đậu trên đường Lê Duẩn, chờ nước rút an toàn mới di chuyển 

Lực lượng quân đội giúp dân dọn bùn ở đường Huỳnh Thúc Kháng (TP. Huế)

*Tại Phong Điền, công tác khắc phục hậu quả sau những ngày ngập lụt vẫn đang được triển khai

Tuyến đường từ xã Phong Chương qua cầu Hòa Xuân về các xã Ngũ Điền nước đang dần rút, phương tiện có thể qua lại được. Hiện nay, nước đang xuống chậm.

Diện tích rau ngâm trong nước thiệt hại hoàn toàn

Theo ông Lê Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Điền Lộc, toàn xã có khoảng 7ha rau màu ngập sâu trong nước. Đối với người trồng rau, đây là nguồn thu nhập chính, nhưng lũ đã làm nhiều hộ gia đình thiệt hại. Sau khi nước rút, khoảng 1 tuần đến 10 ngày nữa,người dân mới có thể trồng rau lại được. Về nhà cửa, Điền Lộc chỉ còn khoảng 15 nhà còn ngập nước (só với 90 nhà như trước đây). Hiện nay, xã đang chỉ đạo các thôn dọn dẹp vệ sinh đường liên xóm liên thôn. Chỗ nào nước rút phải triển khai lực lượng để dọn dẹp vệ sinh, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn cũng như tạo bộ mặt nông thôn sạch đẹp.

Đê Điền Hương - Điền Môn, đoạn qua xã Điền Môn bị vỡ

Tại xã Điền Môn, trên các đường liên thôn, liên xã nước đã rút. Đê tranh phân lũ (Điền Hương-Điền Môn) bị vỡ tại vị trí kênh Điền Môn với chiều dài 5m. Nước theo đó tràn vào đồng ruộng của người dân. Xã Điền Môn đã huy động lực lượng triển khai đắp lại đê và hoàn thành ngay trong sáng 9/11.

Theo ông Đặng Hữu Danh, Chủ tịch UBND xã Điền Môn, lũ lụt đã làm 15ha ném của xã bị ngập lụt. Do nước chưa rút, nên chưa thể khẳng định có thiệt hại hết hay không. Tuy nhiên, với việc ngâm nước trong 3 ngày thì chắc sẽ hỏng. Xã đã chỉ đạo bà con nông dân, khi nước rút sẽ tiến hành làm đất, để gieo cấy lại. Về nhà ở, hiện nay không còn nhà nào bị ngập lụt. Đối với việc vỡ đê, xã đã huy động lực lượng ứng cứu, khắc phục ngay trong sáng 9/11.

Đê Điền Môn đã được đắp lại kịp thời

Hiện nay, nước đang rút dần và khả năng ngập lụt sẽ diễn ra hết ngày nay. Các xã đã chỉ đạo rốt ráo người dân đẩy mạnh công tác khắc phục lũ lụt. Chuẩn bị nhân lực, vật lực gieo cấy lại các diện tích hư hỏng, đảm bảo sản xuất sau lũ.

Nhóm PV - CTV (Thực hiện) 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Sẵn sàng phương án chống úng lúa đông xuân

Dự báo ngày 9/2 (30 tháng Chạp, Âm lịch), bộ phận không khí lạnh (KKL) sẽ ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế; vùng biển ngoài khơi của tỉnh có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động.

Sẵn sàng phương án chống úng lúa đông xuân
Mỹ hứng chịu con số kỷ lục về thảm họa “tỷ USD” trong năm 2023

Dữ liệu từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) cho biết Mỹ đã hứng chịu nhiều trận lũ lụt, hỏa hoạn và các thảm họa khí hậu khác gây thiệt hại hàng tỷ USD (mỗi thảm họa) trong năm 2023 và nhiệt độ trung bình của nước này cao thứ năm trong lịch sử.

Mỹ hứng chịu con số kỷ lục về thảm họa “tỷ USD” trong năm 2023
Malaysia: Hơn 28.000 người phải sơ tán do lũ lụt

Johor và Sabah vừa trở thành những tiểu bang mới nhất ở Malaysia hứng chịu lũ lụt, nâng tổng số khu vực bị ảnh hưởng lên 6 tiểu bang, với số người sơ tán tính đến 6h sáng 27/12 (giờ địa phương) tăng lên 28.310 người, so với 25.938 người được ghi nhận trước đó vào tối 26/12.

Malaysia Hơn 28 000 người phải sơ tán do lũ lụt
Return to top