ClockThứ Bảy, 21/07/2018 10:29

Lựa chọn

- Chị suy nghĩ kỹ chưa? Chẳng mấy ai lại cho con học ở trường nghề. Tốn kém cũng phải cố gắng chứ!

- Nghĩ kỹ rồi! Điều kiện của cháu không đạt yêu cầu của những trường khác. Học bán công thì gia đình không đủ tiền, trường lại quá xa. Học trường nghề, nếu có quyết tâm vẫn đủ điều kiện thi đại học, học xong có nghề để kiếm sống sao phải đắn đo.

Kết thúc câu chuyện chọn trường cho con, người khách tỏ chút thái độ không hài lòng với cách lo cho con của chị T. chủ tiệm cắt tóc trên đường Phan Bội Châu. Đây không phải là người đầu tiên có thái độ ngạc nhiên trước quyết định của T. nên chị vẫn bình thản. Con trai T. vốn là cậu bé ngoan, hiền, học lực của cháu luôn ở mức trung bình khá. Kỳ thi vào trung học phổ thông vừa qua, cháu đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường THPT Nguyễn Trường Tộ, nguyện vọng 2 là Trường THPT Cao Thắng, nhưng trượt cả 2. Do không đăng ký trước nên kết quả học tập 4 năm của con chị không đạt yêu cầu của các trường xét tuyển, chỉ có thể đăng ký vào trường bán công. Nhưng với đồng lương làm công của hai vợ chồng, mỗi tháng phải nộp gần 2 triệu đồng tiền học phí và nhiều chi phí khác nên vợ chồng chị đắn đo trong chuyện chọn trường cho con.

Khi ba mẹ đang còn đắn đo thì con trai chị T. đưa ý kiến: “Ba mẹ yên tâm, bằng THPT do trường dạy nghề cấp vẫn đủ điều kiện để tham gia thi đại học. Con đăng ký học nghề cơ khí của ba. Có ba kèm cặp phần thực hành, con có điều kiện tập trung cho các môn học văn hóa. Con nghĩ, việc học hành sẽ thuận lợi hơn”.

Suy nghĩ con mình sẽ học ở trường nghề hoàn toàn không có trong dự định của vợ chồng chị T., suốt 9 năm đi học, tuy kết quả học lực của con chị không cao nhưng nó không hề chây lười. Con không đậu vào trường theo mong muốn, dù chị T, rất buồn, nhưng chị không thể trách con. Điều khiến chị xao lòng là trường nghề theo cách nghĩ của nhiều người cứ giống như là tận cùng của sự lựa chọn. Hơn 2 tuần kể từ ngày nhận kết quả không vui, con trai chị T. ít nói, cứ lầm lũi tìm tòi, nghiên cứu trên mạng để đưa ra lựa chọn cho mình. Với cách phân tích của con, chị T. tin rằng nó đã tìm hiểu và suy nghĩ chính chắn. Thế thì tại sao chị lại không tin vào ý chí của con?

Đặt giả thiết, nếu tương lai con trai chị T. không bước được vào cổng trường đại học thì cậu cũng đã là một người thợ lành nghề, có thể tự lập, kiếm sống. Thế nên, chị và gia đình yên tâm với lựa chọn của con.

ĐĂNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao đổi kinh nghiệm chi trả giảm phát thải khí nhà kính

Từ ngày 19-21/3, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) tỉnh đón đoàn công tác Quỹ BV&PTR tỉnh Hà Tĩnh đến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (ERPA).

Trao đổi kinh nghiệm chi trả giảm phát thải khí nhà kính
Đặt mục tiêu có được học bổng

Nhiều sinh viên đặt mục tiêu học tập, rèn luyện thật tốt để có thể nhận học bổng, đó là cách để các em phụ giúp gia đình.

Đặt mục tiêu có được học bổng
Học và làm theo Bác “không ở đâu xa”

Bằng những việc làm cụ thể, nhiều tập thể, cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 - đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thành những chương trình hành động thiết thực ở cơ sở.

Học và làm theo Bác “không ở đâu xa”
Return to top