ClockThứ Hai, 12/11/2018 19:23

Luật Thi hành án hình sự cần thống nhất trong hệ thống pháp luật

TTH.VN - Chiều 12/11, phát biểu thảo luận tại tổ tham gia góp ý dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế- Nguyễn Chí Tài cho rằng, việc xây dựng dự án luật cần hết sức thận trọng, đảm bảo tính khả thi, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định CPTPPTuần này, Quốc hội thảo luận về báo cáo tham nhũng và phê chuẩn CPTPPCấm bán rượu, bia trên internet liệu có khả thi?Sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục, xây dựng bộ sách giáo khoa chuẩn cho cả nước

Đại biểu Nguyễn Chí Tài phát biểu thảo luận chiều 12/11.      Ảnh: Hoàng Linh

Bên cạnh kết quả đạt được, sau hơn 8 năm, Luật Thi hành án hình sự năm 2010 đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, một số quy định đã không còn phù hợp với tình hình thực tiễn; đáng chú ý, từ năm 2011 đến nay, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp mới và nhiều bộ luật, luật có nội dung liên quan đến thi hành án hình sự nên các quy định của Luật Thi hành án hình sự hiện hành không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan.

Bổ sung các quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện

Thảo luận tại phiên họp, ông Nguyễn Chí Tài cho rằng, đây là dự án Luật rất quan trọng nhằm bảo đảm thực thi Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các đạo luật khác về tư pháp. Đây cũng là dự án có tính chất rất phức tạp, phạm vi điều chỉnh rộng, không chỉ phải đáp ứng yêu cầu cụ thể hóa quyền, nghĩa vụ của các chủ thể mà còn phải quy định chi tiết trình tự, thủ tục thi hành từng loại hình phạt. Vì vậy, việc xây dựng dự án Luật cần hết sức thận trọng; bảo đảm được tính khả thi, sự thống nhất trong hệ thống pháp luật nói chung, đặc biệt phải đáp ứng được yêu cầu triển khai thi hành ngay và bảo đảm thống nhất trong áp dụng.

Một trong những điểm bổ sung quan trọng của dự thảo luật là bổ sung các quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện với các quy định cụ thể được quy định tại Mục 3, Chương III (từ Điều 56 đến Điều 72). Tuy nhiên, Điều 1 Dự thảo luật về phạm vi điều chỉnh lại chưa đề cập đến quy định này. Do đó, ông Nguyễn Chí Tài đề nghị cần bổ sung cụm từ “tha tù trước thời hạn có điều kiện” vào Điều 1, dự thảo luật.

Ngoài ra, cần bổ sung vào điểm b, khoản 3, Điều 11 dự thảo Luật quy định hệ thống tổ chức thi hành án hình sự, đó là “trường học”. “Trong dự thảo Luật thi hành án hình sự không đưa “trường học” vào sẽ gây khó khăn cho việc áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự trong áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với đối tượng là học sinh, sinh viên hoặc những người đang theo học tại các trường đào tạo”- đại biểu Nguyễn Chí Tài nêu quan điểm. Đồng thời, bổ sung quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của “trường học” trong thi hành án hình sự.

Cần quy định giải quyết trường hợp người đang chấp hành án treo bỏ trốn

Tổ 18 thảo luận chiều 12/11 về Luật Thi hành án Hình sự.    Ảnh: Hoàng Linh

Về thi hành án treo, đại biểu Nguyễn Chí Tài cho rằng, dự thảo Luật chưa quy định về việc giải quyết trường hợp người đang chấp hành án treo bỏ trốn, điều này có thể dẫn đến khó khăn trên thực tế nếu xảy ra trường hợp này. Do đó, cân nhắc bổ sung Điều luật quy định về việc “giải quyết trường hợp người đang chấp hành án treo bỏ trốn”.

Cụ thể: “Sau 1 tháng kể từ khi thông báo mà người chấp hành án treo vẫn tiếp tục bỏ trốn, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành hình sự cấp quân khu hoàn thiện hồ sơ, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt người đang được hưởng án treo bỏ trốn về địa phương để thi hành án”- đại biểu Nguyễn Chí Tài nêu quan điểm và đề xuất bổ sung. 

Tại khoản 2, Điều 100 có quy định Quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Tuy nhiên, tại khoản 3, Điều 101 không quy định phải gửi cho Viện kiểm sát. Điều đó gây khó khăn cho hoạt động Kiểm sát thi hành án cải tạo không giam giữ của Viện kiểm sát.

Đại biểu đề nghị bổ sung: “Trước khi hết thời hạn chấp hành án 3 ngày, UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ ngay khi hết thời hạn chấp hành án. Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở”. 

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Chí Tài đề nghị về chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi “… được hưởng chế độ ăn, uống đảm bảo sức khỏe”, nên quy định cụ thể mức bồi dưỡng, ăn thêm là bao nhiêu. Đồng thời, chế độ gặp thân nhân, nhận tiền, đồ vật của phạm nhân (Điều 51), tại khoản 4 Điều 51, đề nghị bổ sung thêm quy định: “… cho phạm nhân ăn cùng thân nhân khi thăm gặp”. Bổ sung quy định “Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ”, nêu rõ trình tự, trách nhiệm của cơ quan có trách nhiệm trong thi hành án hình sự để xử lý trường hợp vi phạm nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

Thái Sơn- Hoàng Linh (lược ghi)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148
Nâng cấp mở rộng lên 4 làn xe mới đảm bảo khai thác tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn

Ngày 16/3, Đoàn giám sát của Quốc hội về chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” do Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm trưởng đoàn đã đi khảo sát tình hình thực hiện dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Túy Loan (cao tốc đi qua Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng).

Nâng cấp mở rộng lên 4 làn xe mới đảm bảo khai thác tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top