ClockThứ Bảy, 09/03/2019 07:43

Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản thăm di tích Huế

TTH.VN - Một chuyến “lên bờ” tham quan di tích ở Cố đô Huế khá hiếm hoi của hàng trăm chàng trai thuộc lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản khiến bao người ngưỡng mộ bởi về sự trang nghiêm, tỉnh kỉ luật và nụ cười thân thiện.

Cảnh vật, di tích Huế khiến nhiều sĩ quan thích thú

Ngày 8/3, hàng trăm sĩ quan thuộc lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản đã đến tham quan Đại Nội Huế và một số danh thắng ở Cố đô Huế.

Họ bước đi trang nghiêm, kỷ luật và nở nụ cười thân thiện. Cảnh vật, di tích Huế khiến nhiều sĩ quan thích thú. Anh Ai Ki Da, một trong những sĩ quan trẻ của lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản nói rằng, anh cảm thấy cảnh vật ở đây rất đẹp. Vào thăm Đại Nội Huế, nơi nhà vua từng ở, anh thấy tiếc bởi các công trình hư hại nhiều do chiến tranh.

Tính kỷ luật trên từng bước đi và đội hình

Thủy thủ đoàn và các sĩ quan thuộc lực lượng phòng vệ Nhật Bản với khoảng 380 người đi trên hai chiến hạm, gồm tàu JS Setoyuki (TV-3518) và JS Shimayuki (TV-3513) có mặt tại Đà Nẵng hôm 6/9 trong chuyến thăm Việt Nam 3 ngày.

Đây là đợt huấn luyện đi biển, kết hợp giao lưu văn hoá của các sĩ quan và thủy thủ đoàn đến từ Nhật Bản với quân, dân Việt Nam.

Tin, ảnh: Nhật Tín

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương sắc Cố đô

Từ ngày bén duyên với công nghệ ướp hoa tươi thành hoa tươi bất tử, tình yêu hoa của chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) càng được chắp cánh. Ngày đêm miệt mài tìm tòi, nghiên cứu, cô gái trẻ đã sáng tạo ra những sản phẩm hoa tươi bất tử xinh xắn, độc bản từ những cánh đồng hoa.

Hương sắc Cố đô
Du hành Cố đô qua Logo

Cuối thu, khi bắt đầu làm việc trực tuyến với các lớp thiết kế đồ họa logo, tôi nhận ra một nhóm sinh viên (SV) chọn làm đề tài về Huế. Và chúng tôi cùng nhau vỡ vạc, đồng hành.

Du hành Cố đô qua Logo
“Thời và vận mới của một Cố đô”

Đây là một viễn kiến về Thừa Thiên Huế được TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn bàn đến trong cuốn “Nhận diện đô thị Việt Nam đương đại: Câu chuyện quy hoạch - kiến trúc”. Sách vừa được Phanbook và NXB Dân Trí liên kết ấn hành năm 2023.

“Thời và vận mới của một Cố đô”
Di sản Cố đô, ký ức & trao truyền

Cách đây 30 năm, Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa vật thể đầu tiên của nước ta được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đúng 10 năm sau, Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam tiếp tục được UNESCO ghi tên vào danh mục di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

Di sản Cố đô, ký ức  trao truyền
Return to top