ClockThứ Ba, 23/07/2019 10:32

Luôn nghĩ cho nhau

TTH - Điện thoại reo vào giờ khá muộn, màn hình hiện tên người gọi đến là “mẹ”, chợt giật mình, sợ sức khỏe ba tôi có bị làm sao. Tôi thở phào khi nghe giọng mẹ vui vẻ: “Hôm nay bạn cũ ngày xưa học cùng với ba ở nước ngoài liên lạc. Mấy bác ấy bảo đang trên đường từ Hà Nội vào Quảng Bình chơi, ghé thăm ba luôn. Từ khi nhận tin, ba các con hết bần thần cả người lại hớn hở, mong ngóng. Mấy chục năm rồi mới gặp lại, chắc chắn cả “núi” chuyện sẽ nói với nhau. Thấy tình cảm ba như vậy, mẹ cũng “chộn rộn” theo luôn”.

“Con thèm cơm của ba má!”

Mẹ đã suýt soát 80 tuổi, lưng đã còng. Mẹ tôi lại bị bệnh về xương khớp, hầu như năm nào cũng phải châm cứu một đợt dài. Cô em gái tôi sống cạnh nhà ba mẹ lại đang đi công tác. Vậy để lo một bữa ăn cho mười mấy người thật quá nặng nhọc so với sức khỏe và tuổi tác của mẹ. Tôi gợi ý, ba mẹ cứ mời mấy bác ra nhà hàng luôn cả hai bữa cho “gọn nhẹ”, có tốn kém hơn một chút nhưng mẹ đỡ vất vả. Thế nhưng mẹ nói, không phải mẹ tiết kiệm tiền, mà mẹ muốn niềm vui của ba được trọn vẹn nhất. Bởi bữa ăn ở nhà hàng dù thức ăn có ngon đến đâu cũng không có không khí ấm áp như bữa ăn gia đình. “Được ngồi trò chuyện thoải mái với bạn bè quanh mâm cơm ấm cúng, trong ngôi nhà của mình, chắc chắn ba các con vui lắm. Để ba vui, có vất vả mẹ cũng ráng, chuẩn bị từ từ rồi cũng xong thôi”.

Ba mẹ tôi luôn quan tâm đến nhau, cùng chia sẻ mọi nỗi buồn, vui. Nhưng tôi vẫn bị “bất ngờ” vì cách mà mẹ nghĩ cho “đối phương” chu đáo, sâu sắc đến “tận cùng” từng chi tiết. Có lẽ chính vì vậy ba mẹ tôi mới nắm tay nhau vượt qua mọi khó khăn để hạnh phúc ngọt ngào cho đến bây giờ, dù mắt không còn tinh, tai không còn rõ, tuổi tác đã vượt xa ngưỡng “xưa nay hiếm”. Cách yêu thương và mang đến yêu thương cho nhau để nuôi dưỡng tình vợ chồng bền chặt của những người như ba mẹ tôi thật đáng trân trọng, đáng để lớp con cháu noi theo. 

Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Return to top