ClockThứ Năm, 07/03/2019 07:00

Lương y Lê Hữu Mạch và tiệm thuốc Đồng Cát

TTH - Tận tâm, không giấu nghề, chữa bệnh tận gốc... lương y Lê Hữu Mạch, Chủ tịch Hội Đông y TP. Huế và tiệm thuốc Đồng Cát của ông đã góp phần làm sáng thêm thương hiệu đông y Huế.

Tấm lòng của những cựu binh mang áo blu trắng

Lương y Lê Hữu Mạch tại cửa hiệu Đồng Cát

Duyên nghề

Bố tham gia kháng chiến chống Pháp hy sinh khi tuổi đời còn trẻ. Gia đình làm nghề nông nên tuổi thơ ông chất dày khó khăn. Học hết cấp tiểu học, ông phải gác bút rời quê xã Quảng Phước (Quảng Điền), lên Huế lập nghiệp. Duyên định, lúc này có người chú Lê Hoàng chế thuốc đông y tại cửa hiệu Đồng Cát (hiện ở 134 Kim Long, TP. Huế), thế là ông theo học nghề.

Đến năm 1954, ông còn được người chú gửi sang học nghề y (chẩn trị đông y) từ cụ Nguyễn Tri Khoái, hậu duệ của danh tướng Nguyễn Tri Phương gần 10 năm. Thời gian này, ông lĩnh hội đủ cả lương y, lương dược; đồng thời được nhiều thầy chỉ dạy học Hán văn, nghiên cứu nhiều sách quý về đông y bằng chữ Hán... Ông là một trong số những người hiếm hoi, may mắn tiếp cận được nhiều bài thuốc quý do cụ Cố Đạt (tức là cụ Nguyễn Sinh Khiêm, anh ruột của Chủ tịch Hồ Chí Minh) lúc ấy vào Huế hành nghề đông y, thường qua lại cửa hiệu Đồng Cát vào những năm 1943-1944.

Từ học nghề, sau đó ông gắn bó, sở hữu với cửa hiệu Đồng Cát để hành nghề đông y đến nay gần 60 năm. Với ông, cửa hiệu Đồng Cát đã hình thành nhân cách, nhiệt tình, tận tâm cho các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm và tập hợp hệ thống tài liệu để phổ biến, cũng như trong thực hành khám chữa bệnh. Ông đã cất công biên soạn, nghiên cứu nhiều bài thuốc quý, như "Hoàng đản", chữa bệnh thiếu máu, vàng da, phù thủng; "Điều kinh bổ huyết", cho phụ nữ; "Nhị bách cao" để tăng cường sức khỏe cho người bệnh; "Bảo sản vô ưu", giúp cho sản phụ không lo lắng khi sinh nở...

Hiện nay, ông còn nghiên cứu, dịch, biên soạn nhiều tài liệu chữ Hán để hỗ trợ cho các đồng nghiệp nghiên cứu các bài thuốc quý Ngự phương Thái y viện tiến vua (Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức) và giảng dạy sinh viên Trường đại học Y dược Huế về bộ môn YHCT. Mới đây, ông cùng nhóm tác giả thực hiện thành công đề tài khoa học "Sưu tầm, biên dịch, đề xuất phương hướng sử dụng các bài thuốc của Thái y viện Triều Nguyễn" đạt giải ba Giải thưởng Sáng tạo KHCN Thừa Thiên Huế lần thứ VIII - năm 2016. Hiện, ông chuẩn bị ra mắt tập sách: "Kinh nghiệm lương phương" đúc kết lại những cây thuốc quý, bài thuốc hay để truyền lại cho thế hệ sau.

Sẻ chia và trăn trở

Bác sĩ CK II Đặng Thị Mai Hoa, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh cho biết, ông Lê Hữu Mạch là một lương y tiêu biểu trong lĩnh vực đông y ở Huế. Ông là người đóng góp không nhỏ trong quá trình sưu tầm, biên dịch đề xuất phương hướng sử dụng các bài thuốc của Thái Y viện triều Nguyễn; người  nhận nhiều thành tích trong hoạt động đông y tỉnh nhà được Trung ương, địa phương tặng nhiều giấy, bằng khen giá trị...

Tại ngôi nhà 134 Kim Long, TP. Huế, bên cạnh là cửa hiệu Đồng Cát, hiện nay lương y Lê Hữu Mạch làm việc có phòng chẩn trị theo các phương pháp YHCT. Ở cửa hiệu Đồng Cát, ông có nhiều kỷ niệm khó quên trong đời mà cũng là nền tảng mà ông luôn tâm niệm chuyên tâm phát triển đông y để cứu người. "Đồng Cát" không đơn thuần là hiệu thuốc mà nơi đây từng là địa chỉ gặp gỡ bàn việc nước từ phong trào Đông Du từ cụ Phan Bội Châu. Chính thời điểm này, khi cụ Nguyễn Sinh Khiêm đến thăm và hai chữ "Đồng Cát" đã phát lập hai câu đối: Đồng chí, đồng tình, kiêm đồng đạo/Cát tâm, cát sự, tịnh cát tường, được ông khắc ghi trước trụ cổng nhà đến hôm nay.

Hiện tại, ngoài công tác Hội Đông y TP. Huế, ông dành thời gian hành nghề. Phương châm hành nghề của ông bao giờ tuân thủ theo cách phân loại của đông y để tìm ra căn nguyên, bản chất, vị trí bệnh và tương quan giữa “chính khí” (sức chống bệnh) và “tà khí” (tác nhân gây bệnh). Sau khi biết rõ “chứng” mới xác định phương pháp và bài thuốc chữa trị cụ thể. Những bệnh thường đến chẩn trị ở Đồng Cát hiệu quả, như đau thắt lưng - hông do thoát vị đĩa đệm cột sống, đau thần kinh hông, thần kinh tọa... Bên cạnh đó những căn bệnh nguy hiểm khác, như đại tràng mãn, viêm loét dạ dày, cao huyết áp, tiểu đường, trĩ nội, ngoại... ông có những phương pháp, bài thuốc điều trị hiệu nghiệm.

Điều mà nhiều đồng nghiệp luôn trân trọng ông đúng chất bao dung, lương y như từ mẫu. Ông Mạch không bao giờ giấu nghề, mà còn hướng dẫn, chia sẻ những bài thuốc hay, thuốc quý với đồng nghiệp, học trò và sinh viên. Với những người bệnh tật có hoàn cảnh đến với Đồng Cát, ông không bao giờ lấy tiền khám, chẩn trị mà còn giảm giá thuốc theo tỷ lệ từng đơn, thậm chí miễn phí cho trường hợp khó khăn. Ông nói: "Trong điều trị những bệnh khó không thể so sánh hiệu quả giữa đông y với tây y, mà tùy theo từng căn bệnh, tính chất, mức độ khác nhau của bệnh mà chọn cách điều trị theo đông y hoặc tây y cho phù hợp".

Bài, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Hoa đời thường” vẫn lặng lẽ tỏa hương

Đã có những khoảng lặng rất lâu sau khi tôi đọc các bài báo viết về những bông hoa đời thường đăng trên Báo Thừa Thiên Huế. Dòng chảy cuộc sống với bao bộn bề lo toan, nhưng có những con người vẫn như con ong lặng lẽ hút mật dâng cho đời. Với họ, sống là để cho đi…

“Hoa đời thường” vẫn lặng lẽ tỏa hương
Bí thư chi bộ đảng xuất sắc

Bí thư Chi bộ 9 thuộc Đảng bộ phường An Hòa (TP. Huế) Hà Văn Báu là 1 trong 20 đảng viên đến từ các chi, đảng bộ trực thuộc Thành ủy Huế vinh dự được Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng Bằng khen vì đạt thành tích xuất sắc 5 năm liền, giai đoạn 2015 – 2020.

Bí thư chi bộ đảng xuất sắc
“Kiện tướng nông dân” trên xã biên giới

Trong con mắt đồng nghiệp, bạn bè và người dân trên địa bàn, chị Phan Thị Hương (tổ 2, tổ dân phố 1, thị trấn A Lưới) là “kiện tướng nông dân” nơi xã biên giới còn nhiều khó khăn.

“Kiện tướng nông dân” trên xã biên giới
Cô trưởng thôn được dân bản tin, quý

30 năm tuổi đời, người phụ nữ dân tộc Tà Ôi Hồ Thị Tường có 8 năm tuổi Đảng và 7 năm giữ vai trò trưởng thôn Diên Mai, xã A Ngo (A Lưới). Tháng 2/2020, Tường là một trong số đảng viên trẻ tuổi nhất được Tỉnh ủy tặng Bằng khen đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền.

Cô trưởng thôn được dân bản tin, quý
42 lần hiến máu tình nguyện

“Phường thông báo nguồn máu để cứu sống các bệnh nhân đang thiếu hụt trầm trọng do dịch COVID-19, tôi nghĩ mình nên làm một điều gì đó để chung tay chống dịch và tôi chọn đi hiến máu. Đây là lần hiến máu thứ 42 của tôi”, chị Huyền Tôn Nữ Thị Lài, hội viên phụ nữ tổ 3, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Phú Hòa, TP. Huế chia sẻ.

42 lần hiến máu tình nguyện

TIN MỚI

Return to top