ClockThứ Năm, 21/02/2019 14:27

Lướt sup trên dòng Hương

TTH - Là môn thể thao, giải trí mới xuất hiện ở Huế- Sup (Standup Paddle Board-tạm dịch là “Ván đứng chèo”) nhưng đã thu hút khá đông người chơi, vận động viên.

Sup là bộ môn lướt sóng hiện đại, có thể được chơi trên nhiều loại mặt nước khác nhau từ hồ, vịnh, sông, thác và cả các bờ biển nhiều sóng gió. Sup có nhiều loại chia theo chất liệu để tạo thành ván như: bơm hơi, nhựa,  Eps,… hoặc theo thiết kế, song dòng Sup phổ biến nhất là bơm hơi. Một bộ Sup đầy đủ, với ván, bơm và phụ kiện có giá khoảng 10-40 triệu đồng.

Để chơi được môn thể thao này, yêu cầu đầu tiên là người chơi phải biết bơi, song các kỹ thuật khá đơn giản chỉ cần tập vài buổi là có thể thuần thục các động tác nên thu hút khá đông người trẻ, nam, nữ. 

Sau thành công của giải đua Sup đầu tiên của Việt Nam năm 2018 trên sông Hương, các vận động viên đang tập luyện, đua thử để chuẩn bị cho mùa giải 2019 dự kiến diễn ra vào tháng 9 năm nay.

THỪA THIÊN HUẾ CUỐI TUẦN xin giới thiệu các công đoạn tập luyện chuẩn bị cho giải đua mới của các tay đua Sup qua phóng sự ảnh của Trà Mi.

Tranh từng centimet

Hào hứng trước lúc khởi động

Du khách thích thú theo dõi tập lướt Sup​

Bơm ván thuyền​

Van an toàn chuyên dụng

Buộc dây an toàn ở chân

Lắp mái chèo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống

Đối với cư dân Đông Nam Á nói chung, gắn với đời sống sông nước và truyền thống nông nghiệp lúa nước, lễ hội đua thuyền là một sinh hoạt văn hóa phổ biến, có lịch sử lâu đời, được thực hiện với mục đích chính là cầu ngư, cầu mưa, cầu an và thể hiện tinh thần thượng võ, vui chơi giải trí.

Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống
Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Cầu... nối lòng dân

Chuyện thật đáng mừng cho đất nước ta là có hàng trăm cây cầu được xây mới trong những năm vừa qua đến từ sự đóng góp của cá nhân người dân, nhóm thiện nguyện, doanh nghiệp. Điều đó cho thấy lời kêu gọi Nhà nước và Nhân dân cùng làm là giải pháp hiệu quả cho những thách thức lớn về phát triển cơ sở hạ tầng trong mọi thời kỳ.

Cầu  nối lòng dân
Return to top