ClockThứ Bảy, 11/06/2016 14:59

Lưu trữ thế nào?

TTH - Các mộc bản Triều Nguyễn được bảo quản trong kho lưu trữ (thuộc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV) tại Đà Lạt đã có dấu hiệu cong vênh và nứt, dù trước đó không hề như vậy – những thông tin mà PGS-TS Vũ Thị Phụng (Trường đại học Khoa học xã hội – nhân văn) chia sẻ trên Thanh niên online sáng 6/6/2016 đã làm tôi chú ý. Cũng theo nguồn thông tin này thì các kho bảo quản lạnh, vốn được coi là điều kiện lý tưởng để bảo quản tư liệu (chống mối mọt, ẩm mốc) xem ra chưa phải là điều kiện tối ưu như cách mà người ta vẫn nghĩ.

Điểm lưu ý ở đây là, 34.555 bản khắc mộc bản triều Nguyễn hiện đang được lưu giữ được đánh giá là một kho tư liệu gốc, độc bản và có giá trị, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời cận đại. Các mộc bản này còn có giá trị nghệ thuật, kỹ thuật chế tác và nhất là đã đánh dấu sự phát triển của nghề khắc ván in ở Việt Nam. Năm 1960, các mộc bản này đã được di chuyển từ Huế lên Đà Lạt để lưu giữ. Ngày 31/7/2009, Mộc bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam.

Trở lại công tác lưu trữ, với những vấn đề đã được PGS-TS Vũ Thị Phụng và các chuyên gia khác đặt ra xung quanh việc cần có sự nghiên cứu về quy trình bảo quản mộc bản, dựa trên chính hiện trạng của mộc bản ấy, một thông điệp khác mà chúng tôi nhận thấy là ngay trong vấn đề bảo quản các hiện vật hiện có ở Thừa Thiên Huế, có lẽ cũng cần phải được “đánh thức” trong sự kiểm tra, rà soát để có những phương án bảo quản phù hợp với từng chất liệu cụ thể. Cho dù đối với các đơn vị có chức năng bảo quản, lưu trữ hiện vật, đây có thể chưa phải là những điều cần được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, thật khó mà nói trước được điều gì trong điều kiện khí ẩm khắc nghiệt, nhiều mưa và cũng nhiều nắng như ở Thừa Thiên Huế.

Thừa nhận đây là vấn đề khá đau đầu đối với các bảo tàng, và lý tưởng nhất vẫn là xây dựng phương thức bảo quản quy chuẩn cho từng chất liệu riêng biệt nhưng Giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế (thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế) Huỳnh Thị Anh Vân cũng cho biết, đơn vị cũng đang cố gắng làm tốt nhất trong điều kiện có thể về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, hệ thống thông gió và các yếu tố kỹ thuật khác...để đảm bảo an toàn cho hiện vật. Hiện hệ thống kho bảo quản của đơn vị vẫn được đánh giá khá cao so với không ít hệ thống bảo quản của các bảo tàng khác trên cả nước. Về mặt quy chuẩn và hướng đến tính bền vững lâu dài lại là một câu chuyện mang tầm vĩ mô hơn...

Tuy nhiên, ngay trên địa bàn tỉnh, không phải bảo tàng nào cũng có điều kiện bảo quản như Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế và vấn đề lưu trữ, bảo quản hiện vật  ở nhiều loại hình  - do vậy - vẫn là câu chuyện còn có phần bỏ ngỏ.

Lê An Nguyễn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chuyển hàng ngàn hiện vật về nơi mới

Hàng chục ngàn hiện vật với rất nhiều chất liệu, kích thước thuộc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đang được đóng gói một cách cẩn thận chuẩn bị cho việc dời về địa chỉ mới ở số 268 Điện Biên Phủ, TP. Huế.

Di chuyển hàng ngàn hiện vật về nơi mới
Kiểm tra 60 bếp ăn của cơ sở giáo dục tại TP. Huế

Ngày 10/11, Đoàn kiểm tra liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) TP. Huế kiểm tra một số bếp ăn của cơ sở giáo dục trên địa bàn. Hoạt động diễn ra tại 60 trường tiểu học, trường mầm non, cơ sở mầm non dân lập, mầm non tư thục có bán trú.

Kiểm tra 60 bếp ăn của cơ sở giáo dục tại TP Huế
Hiện vật & nỗi lo bảo quản

Kho bảo quản cho đến hệ thống trưng bày đều tận dụng lại từ công trình cũ được cải tạo lại nên không phù hợp với công năng bảo tàng; các trang thiết bị dù được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu công tác bảo quản hiện vật... là thực trạng mà Bảo tàng Mỹ thuật Huế - bảo tàng công lập thành lập được gần 5 năm qua, đang phải đối mặt. Nỗi lo an toàn cho hiện vật và mong ước có một kho bảo quản bài bản luôn được lãnh đạo đơn vị trăn trở.

Hiện vật  nỗi lo bảo quản
Return to top