ClockThứ Ba, 13/03/2012 05:11

Massage của người khiếm thị “Chết yểu” ở các miền quê

TTH - Ý tưởng hình thành cơ sở massage của người khiếm thị ở các huyện, thành phố khiến nhiều người vui lây khi người khiếm thị có việc làm phù hợp với khả năng của mình. Tuy nhiên, sau 3, 4 năm hoạt động, các cơ sở massage đều bị "chết yểu", có nơi phải đóng cửa, nhân viên massage phải giải nghệ chuyển sang sản xuất tăm tre.

Từ những năm 80, Hội Người mù Việt Nam xác định nghề xoa bóp bấm huyệt là nghề trọng tâm trong các ngành nghề của người mù. Thế nên, hội đã có nhiều hội nghị nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm và phát triển nghề này thành nghề mũi nhọn nhằm xây dựng một hệ thống các cơ sở xoa bóp bấm huyệt của các thành viên trực thuộc hội ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Chỉ tính riêng Thừa Thiên Huế cũng đã đào tạo được gần 200 người, trong đó có khoảng 50% học viên đến các tỉnh khác làm việc với mức thu nhập cao từ 4 đến 5 triệu đồng/người/tháng.

Ba bốn năm trở lại đây, hội người mù ở các huyện đua nhau mở cơ sở massage. Bằng mọi nguồn lực, 5 cơ sở massage của người khiếm thị được thành lập ở 3 huyện Phú Lộc, Phú Vang, Phong Điền và TP Huế. Kinh phí để xây dựng cơ sở ban đầu và trang cấp thiết bị máy móc để đi vào hoạt động của mỗi cơ sở bình quân từ 150 đến 200 triệu. Chưa kể, hàng năm các cơ sở tiếp tục chi phí khoảng từ 30 đến 50 triệu đồng để đầu tư máy lạnh, máy xông hơi, mở rộng phòng ốc… Thấy cơ sở khang trang, nhiều học viên học xong tình nguyện về quê để sống với nghề. Tuy nhiên, các cơ sở massage của người khiếm thị đối mặt với khó khăn đầu tiên khi lượng khách đến các cơ sở rất ít. Lắm khi cả ngày có khoảng 5 khách song có lúc cả tháng chẳng có khách nào. Thế nên, sau một thời gian hoạt động, cơ sở massage ở xã Phú Đa (Phú Vang) đã đóng cửa. Còn cơ sở thị trấn Thuận An đang hoạt động theo kiểu cầm chừng, không có tiền trả cho nhân viên buộc họ phải chuyển sang làm ở cơ sở sản xuất tăm, chổi đót. Cơ sở ở thị trấn Phong Điền, Phú Lộc cũng rơi vào cảnh tương tự khi máy móc phục vụ đầy đủ nhưng không có khách nên nhân viên phải đi tỉnh khác làm ăn. Riêng ở thành phố có khá hơn khi doanh thu một năm trên 100 triệu đồng, nghĩa là một ngày có khoảng từ 5 đến 7 khách. Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch Hội Người mù Phú Vang cho hay: Hai cơ sở massage ở Phú Đa và thị trấn Thuận An được đầu tư máy lạnh, máy xông hơi hiện đại song khách địa phương thì ngại đến, khách du lịch lại không biết nhiều đến nghề này. Vốn liếng bỏ ra cả trăm triệu bạc, cuối cùng chẳng thu được.”.
 

Thuỷ dạy nghề lại cho các em tại cơ sở Niềm Tin

 
Nguyên nhân được các cơ sở đưa ra rằng, người dân ở các miền quê vẫn còn lạ lẫm với nghề massage. Không nhiều người biết đây là một nghề xoa bóp, bấm huyệt cổ truyền có tác dụng để chữa một số bệnh. Mặc dù, mỗi cas xoa bóp, bấm huyệt và cả xông hơi thực hiện hơn 1h đồng hồ với mức giá 30.000 đồng. Một số cơ sở có ý tưởng để nhân viên vào làm việc tại các khu du lịch ở địa phương nhưng chủ doanh nghiệp từ chối. Trong khi đó, các cơ sở không có một chiến lược quảng bá, cứ mở cơ sở cái đã, còn ế ẩm hay đóng cửa lại là một chuyện khác. Ông Nguyễn Trọng Sơn, Chủ tịch Hội Người mù TP Huế cho hay: Vẫn biết khâu quảng bá là quan trọng nhưng chúng tôi cũng chỉ dừng lại ở mức độ nhờ truyền hình đưa tin. Còn phát tờ rơi hay treo bảng quảng cáo thì vẫn chưa làm được”.
 
Công bằng mà nói để nghề massage của người mù sống được trên thị trường không dễ song không phải không có cách khi có đến 2 cơ sở massage Niềm Tin của Hội Người mù tỉnh tồn tại và phát triển khá tốt. Doanh thu mỗi năm của cơ sở Niềm Tin trên 1 tỷ, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động với mức lương bình quân gần 2 triệu đồng/người/tháng. Cũng chừng mười năm trước, nghe nói đến massage của người mù là mọi người tỏ vẻ nghi ngờ. Hồi ấy, cơ sở của Hội Người mù tỉnh xập xệ, không có thiết bị nhiều như ở các cơ sở hiện nay song khách vẫn ra vào nườm nượp. Nếu ngày ấy không quảng bá rộn ràng, không mời massage miễn phí thì chưa chắc đã có lượng khách như bây giờ. Ngay thời điểm này, khi cơ sở massage Niềm Tin đã có thương hiệu thì cơ sở vẫn đẩy mạnh công tác quảng bá. Ví như Festival Huế 2012, Hội Người mù tỉnh đã chi 10 triệu đồng để in khoảng 50.000 tờ gấp phát tại các nhà hàng, khách sạn. Thực ra, quảng bá, thu hút khách và đầu tư cơ sở hạ tầng luôn đi song song với nhau. Nếu như chỉ có cơ sở, máy móc mà không có quảng bá thì người dân ngại đến và ngược lại nếu không có sự đầu tư, phục vụ tốt thì khách một đi không trở lại.
 
Hiện tại, nhu cầu của các đơn vị về xây dựng và mở rộng cơ sở massage là rất lớn. Chẳng hạn, Hội Người mù Nam Đông có nhu cầu xây dựng cơ sở dịch vụ xoa bóp với tổng trị giá 400 triệu đồng; Phú Lộc muốn đầu tư trang thiết bị cho dịch vụ massage là 300 triệu đồng hay Huyện hội Người mù Phú Vang có nhu cầu 1,2 tỷ để xây dựng cơ sở và trang thiết bị cho dịch vụ xoa bóp phục hồi sức khỏe… Đó là những nguyện vọng chính đáng để tạo việc làm cho người khiếm thị, tuy nhiên, cần có một chiến lược cụ thể để phát triển nghề masage chứ cứ cái kiểu ăn xổi ở thì như hiện nay thì vừa lãng phí về tiền bạc cũng như thời gian đào tạo nhân viên có tay nghề cao nhưng rất khó sống với nghề.

Bài và ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấn thân vào những việc mới, việc khó

Trong khuôn khổ Tháng Thanh niên năm 2024, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đã tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua tình nguyện, tham gia đảm nhận nhiều công trình, phần việc thanh niên, góp sức trẻ cùng hệ thống chính trị thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Dấn thân vào những việc mới, việc khó
Tuyên dương 28 đảng viên trẻ tiêu biểu

Chiều 26/3, Tỉnh đoàn tổ chức chương trình thông tin chuyên đề về định hướng xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và tuyên dương đảng viên trẻ tiêu biểu năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Chí Tài, UVTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy cùng đại diện các ban ngành, đoàn thể liên quan.

Tuyên dương 28 đảng viên trẻ tiêu biểu
Thủ lĩnh Đoàn dám nghĩ, dám làm, dám thử thách trước cái mới

Là một trong 100 cán bộ Đoàn tiêu biểu toàn quốc được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024, Bí thư Đoàn xã Quảng Thái (huyện Quảng Điền) Hồ Xuân Hoàng gương mẫu và tiêu biểu với nhiều mô hình, sáng kiến hiệu quả.

Thủ lĩnh Đoàn dám nghĩ, dám làm, dám thử thách trước cái mới
Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn.

Những hoạt động của chiến dịch “Hãy làm sạch biển” không chỉ góp phần lan tỏa ý thức, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong công tác bảo vệ môi trường biển mà còn truyền thông điệp về tình yêu với biển, với Tổ quốc.

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top