ClockThứ Sáu, 17/11/2017 06:39

Mặt bằng lãi suất đã giảm rất mạnh

Thống đốc Lê Minh Hưng, mặt bằng lãi suất đã giảm rất mạnh, mặt bằng lãi suất bình quân chung trong trung và dài hạn chỉ còn ở mức từ 9-10%.

Tại phiên chất vấn Thống đốc Lê Minh Hưng, đại biểu Lê Công Nhường (đoàn Bình Định) băn khoăn khi mặt bằng lãi suất hiện nay vẫn cao, gây khó cho doanh nghiệp. “Chúng ta đang khuyến khích thành lập được một triệu doanh nghiệp, nếu lãi suất vay vẫn cao như vậy sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu này”, ông Nhường nêu.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng trả lời chất vấn của các ĐBQH

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay vừa qua đã giảm rất mạnh; các ngân hàng luôn hướng tới giảm chi phí cho doanh nghiệp, tuy nhiên lãi suất ở Việt Nam phụ thuộc nhiều yếu tố liên quan như quan hệ cung - cầu trong tình hình diễn biến kinh tế vĩ mô phức tạp, an toàn hệ thống ngân hàng phải đảm bảo…. Nhưng ngành Ngân hàng vẫn kiên định ổn định kinh tế vĩ mô, giữ lạm phát ở mức thấp hướng tới việc giảm lãi suất.

Ngoài ra, Ngân hàng vẫn phối hợp điều tiết với các công cụ chính sách để ổn định thanh khoản, ổn định lãi suất và góp phần giảm lãi suất cho vay. “Ngân hàng Nhà nước vẫn chỉ đạo các ngân hàng tiết giảm chi phí, trực tiếp giảm lãi cho vay và đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu”, Thống đốc Lê Minh Hưng nêu rõ.

Đặc biệt, "tài sản không sinh lời tại các ngân hàng giảm sẽ giúp giảm lãi suất vay", Thống đốc nhìn nhận.

Ông Hưng cũng cho biết, đặc điểm ngân hàng Việt Nam là giữ vai trò cung ứng vốn lớn cho nền kinh tế, nhưng trong khi vốn cho vay thường là vốn trung dài hạn thì huy động lại ngắn hạn, dưới 12 tháng. "Giảm lãi suất sẽ là trọng tâm điều hành của Ngân hàng Nhà nước thời gian tới", ông nói thêm.

Tại phiên chất vấn, Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn) nêu vấn đề, hiện nay, lãi suất cho vay thương mại đối với các dự án đầu tư lên tới hơn 11%/năm, điều này làm tăng giá thành các dự án BOT giao thông cũng như bất động sản.

Làm rõ vấn đề này, Thống đốc Lê Minh Hưng nêu rõ, thời gian vừa qua, với việc điều hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất đã giảm rất mạnh (từ năm 2011 - 2016 lãi suất đã giảm từ 7-10%, cho vay còn mạnh hơn đến 10-11%). Tuy một số lĩnh vực cho vay với lãi suất còn cao, nhưng mặt bằng lãi suất bình quân chung trong trung và dài hạn chỉ còn ở mức từ 9-10%.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chương trình Phát triển các đô thị loại II: Nhiều gói thầu “gặp khó” mặt bằng

Nhiều hạng mục công trình thuộc các gói thầu của Dự án Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - DA thành phần Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA đô thị xanh) bị “đứng hình” do bế tắc hoặc gặp khó trong công tác giải phòng mặt bằng (GPMB), dẫn đến công trình chậm tiến độ kéo dài.

Chương trình Phát triển các đô thị loại II Nhiều gói thầu “gặp khó” mặt bằng
2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt ở hầu hết các nền kinh tế, các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ những quyết định về lãi suất, và các thị trường kỳ vọng sẽ chứng kiến một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.

2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất
Khẩn trương bàn giao mặt bằng cho dự án xây dựng cầu vượt sông Hương

Chiều 2/2, Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Huế (Trung tâm) thông tin, hiện nay các ban, ngành địa phương đẩy nhanh việc bồi thường, tái định cư (TĐC) cho các gia đình để hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng xây dựng DA cầu vượt sông Hương trước tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Khẩn trương bàn giao mặt bằng cho dự án xây dựng cầu vượt sông Hương

TIN MỚI

Return to top