Văn hóa - Nghệ thuật Văn nghệ - Âm nhạc
Mất mùa những giọng ca
TTH - Là một trong ba cái nôi đào tạo âm nhạc, nhưng Huế lại vắng bóng những giọng ca tạo được dấu ấn trên sân khấu âm nhạc lớn của cả nước.
Ngày càng vắng bóng
Nhớ đến một thời vang bóng, nhạc sĩ Lê Phùng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT nhắc lại: “Huế từng tự hào là đất sản sinh những ca sĩ nổi tiếng, như Hà Thanh, Thanh Thúy. Một thời, Huế có những người thầy rất tâm huyết và có năng lực, như: Giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhạc sĩ Lô Thanh; Trương Ngọc Thắng... Nhiều giọng ca được đào tạo trong môi trường này đã thành danh, như: Ánh Tuyết, Nhất Sinh, Mỹ Lệ...”.
![]() |
Ca sĩ Tịnh Uyên (trái) - giọng ca trẻ hiếm hoi của Huế đạt giải Ba Cuộc thi Sao Mai 2013 phong cách nhạc nhẹ |
“Thời gian sau này, ca sĩ thành danh, tên tuổi ngày càng vắng bóng. Cụ thể nhất là trên các sân chơi âm nhạc lớn, như: Sao Mai, Sao Mai Điểm hẹn, không có giọng ca nào của Huế đạt giải cao. Gần đây may mắn có Tịnh Uyên đạt giải Ba. Huế đang mất mùa các giọng ca, đó cũng là nỗi bận tâm của người yêu âm nhạc”, nhạc sĩ Lê Phùng thổ lộ.
Biểu diễn âm nhạc ở phòng trà Hoàn Kiếm (đường Phạm Văn Đồng, TP Huế) |
Thiếu đất diễn
Ít sân khấu âm nhạc là một trong những lý do khiến ca sĩ thiếu điều kiện cọ xát, được công chúng biết đến. Nhạc sĩ Vĩnh Phúc, Chủ tịch Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế cho rằng: “Ngoài tài năng, ca sĩ cần có không gian, môi trường sinh hoạt về âm nhạc để cọ xát, phô diễn. Tuy nhiên, Huế không có môi trường ca hát thì rất khó để tài năng nảy nở. Thỉnh thoảng, các ca sĩ cũng tham gia các hội diễn, chương trình văn nghệ nhưng thực sự gắn liền với đời sống âm nhạc, sống được bằng nghề như ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì chưa. Ví như, ca sĩ Tịnh Uyên đạt giải Ba cuộc thi Sao Mai năm 2013 phong cách nhạc nhẹ nhưng sau khi đạt giải, về Huế điều kiện để phát triển cũng hạn chế”.
Một số sinh viên âm nhạc cho rằng, việc đào tạo ở trường vẫn nặng nhiều về lý thuyết mà ít thực hành. Lâu lâu, họ được giao lưu với các nghệ sĩ tên tuổi nhưng thời gian chỉ 1-2 ngày cũng không học hỏi được nhiều. Hơn nữa, công nghệ lăng xê đóng vai trò quan trọng vào sự thành công của một ca sĩ nhưng Huế lại chưa có.
|
Tìm gặp ca sĩ Tịnh Uyên, cô cũng chia sẻ, môi trường ở Huế khó để trau dồi khả năng trở thành ngôi sao. Những ca sĩ đã có tên tuổi, như Quang Linh, Vân Khánh, Mỹ Lệ cũng phải vào TP Hồ Chí Minh mới phát triển được. Không được thường xuyên biểu diễn ở sân khấu lớn để trau dồi, phát huy khả năng nhưng ngay khi có lễ hội, ca sĩ Huế cũng hiếm có cơ hội tham gia.
Ca sĩ Tịnh Uyên chia sẻ: “Năm 2013, em đạt giải Ba cuộc thi Sao Mai nhưng đến Festival Huế 2014, em không được hát ở sân khấu của festival mà với tư cách là người dẫn chương trình trong khi một bạn cùng thi Sao Mai với em được mời từ Hà Nội vào hát ở sự kiện này”.
Theo nhạc sĩ Lê Phùng, từ sân chơi âm nhạc “Đơn ca hè”, vài giọng ca có tố chất được phát hiện nhưng cũng chỉ dừng lại ở giải chứ không có sự khích lệ và bản thân thí sinh cũng không đủ mạnh dạn, tự tin để đăng ký các cuộc thi lớn hơn, chưa dám vươn mình ra biển lớn.
Theo nhạc sĩ Lê Phùng, việc đào tạo thanh nhạc ở Huế còn nhiều hạn chế. Đa phần các giảng viên mới ra trường chưa có sự trải nghiệm trong quá trình đào tạo. Một số cũng không thường xuyên lên sân khấu biểu diễn dạy thì làm sao dạy cho sinh viên phong cách biểu diễn. Ngoài giọng ca thiên phú, để đạt được đỉnh cao, ca sĩ cần phải được đào tạo có phương pháp, kỹ thuật, được gọt giũa, trau dồi, vun đắp qua nhà trường và cọ xát qua sân khấu. Nếu như sinh viên ở hai đầu đất nước có rất nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng để được luyện thanh trực tiếp thì đây lại là thiệt thòi của sinh viên âm nhạc ở Huế.
Minh Hiền
- Mời quý độc giả đón đọc giai phẩm Xuân Tân Sửu (18/01)
- Chợ hoa xuân diễn ra cùng lúc ở nhiều địa điểm (18/01)
- Thương Huế ngày mưa (18/01)
- Nói đi, nói lại (18/01)
- Cổ tự Từ Hiếu sau ngày trùng tu (17/01)
- Di sản vào học đường: Nuôi dưỡng niềm tự hào (17/01)
- Xa xưa vọng về (16/01)
- Rỗng rang đến hết (16/01)
-
Cổ tự Từ Hiếu sau ngày trùng tu
- Xa xưa vọng về
- Những con đường hoàng mai
- Vương triều Nguyễn với di sản Phật giáo
- Thành lập Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở VHTT
- Tái hiện “Vinh quy bái tổ”: Thêm sản phẩm từ du lịch văn hóa
- Trưng bày gần 70 tác phẩm tại triển lãm mỹ thuật học sinh - sinh viên
- Dâng hương kỷ niệm 232 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế
- Tái hiện và bổ sung
- Ra mắt Dàn nhạc Kèn Huế
-
Tái hiện “Vinh quy bái tổ”: Thêm sản phẩm từ du lịch văn hóa
- Những con đường hoàng mai
- Nâng cao vị thế của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
- Vương triều Nguyễn với di sản Phật giáo
- Rỗng rang đến hết
- Cổ tự Từ Hiếu sau ngày trùng tu
- Di sản vào học đường: Nuôi dưỡng niềm tự hào
- Thành lập Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở VHTT
- Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Cố đô
- Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt