ClockThứ Bảy, 11/02/2017 06:01

Mặt tiền của làng...

TTH - Bất giác nhớ về đoạn bờ sông Hương từ cầu Bạch Hổ lên chùa Thiên Mụ cách đây chưa lâu. Phải tốn rất nhiều công sức, thời gian và tiền của, mới giải tỏa và "giành" được cái mặt tiền này cho Huế...

Ngắm sông Hương từ đường lên Thiên Mụ - Trước đây là điều không thể

Ông và tôi cùng quê. Ông ở xa, nên lâu lâu mới về thăm làng một lần. Dịp tết vừa rồi, từ làng trở về, gặp tôi, ông có vẻ không vui. Gặng hỏi, ông dấm dẳng: Không khéo mà mặt tiền của làng sẽ mất...

Mặt tiền của làng?!! Thấy tôi có vẻ tối dạ, ông bảo: Cậu ở đây, hay về làng mà không để ý à? Làng mình có con hói rất đẹp uốn lượn chảy quanh. Từ bao đời nay, nó luôn được giữ gìn thoáng đãng, bởi tiền nhân vẫn xem đó là cái mặt tiền của làng.

-Nhưng con hói vẫn vậy, có ai san lấp mà sợ mất mặt tiền?

Ông tròn mắt... khinh tôi ra mặt:

-Hóa ra lâu nay đi đi về về mà cậu không để ý chi cả? Cậu không thấy một vài ngôi nhà, hàng quán đã được dựng lên sát bờ con hói đó ư? Kèm theo đó là một đôi cây cổ thụ đã và sẽ bị đốn hạ. Nhà sát bờ hói, đẹp, mát và tiện quá mà. Cứ đà này, dăm ba năm nữa không biết cơ sự sẽ còn thế nào. Mặt tiền của làng có còn và con hói có còn được giữ gìn sạch sẽ?

Nghe ông nói tôi mới tẩn mẩn ngẫm lại. Đúng là có hiện tượng đó thật. Nhưng do cứ chạy đi chạy về nhiều lần, lại nữa hầu hết các công trình cũng không lấy gì làm hoàng tráng, thậm chí có vẻ hơi tạm bợ nữa nên không để ý, không thấy đó là mầm mống của vấn đề.

Câu chuyện với ông khiến tôi nhớ về đoạn bờ sông Hương từ cầu Bạch Hổ lên chùa Thiên Mụ cách đây chưa lâu. Cả một đoạn dài chi chít nhà là nhà. Phải tốn rất nhiều công sức, thời gian và tiền của, tỉnh mới giải tỏa được khu vực này để chỉnh trang, tôn tạo một phần mặt tiền cho thành phố. Bây giờ đến Huế, đi thăm Kim Long, Thiên Mụ, có du khách nào là không say lòng khi được đi trên một con đường đẹp như thơ sánh đôi với con sông Hương huyền thoại?

Trở lại làng tôi, và có thể nhiều làng khác nữa, nếu không có ý thức giữ gìn, bảo vệ cái mặt tiền của làng mình, giữ gìn, bảo vệ dòng nước của quê hương mình, thì có thể trong một tương lai không xa nữa, sẽ phải tốn của, nhọc lòng để khôi phục những thứ "quên" được quản lý, nâng niu từ bây giờ...

THƯỢNG BÍCH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Cầu... nối lòng dân

Chuyện thật đáng mừng cho đất nước ta là có hàng trăm cây cầu được xây mới trong những năm vừa qua đến từ sự đóng góp của cá nhân người dân, nhóm thiện nguyện, doanh nghiệp. Điều đó cho thấy lời kêu gọi Nhà nước và Nhân dân cùng làm là giải pháp hiệu quả cho những thách thức lớn về phát triển cơ sở hạ tầng trong mọi thời kỳ.

Cầu  nối lòng dân
Đặc sản của Huế

Nếu nói đến đặc sản Huế chắc nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực, tức là nghĩ đến cái “dạ dày”. Ai tinh tế hơn thì nghĩ đến chiều sâu văn hóa, ví dụ như di sản (vật thể và phi vật thể), thậm chí là giọng nói; trang phục.

Đặc sản của Huế
Return to top