ClockThứ Ba, 28/08/2018 08:35

Mẹ, và bạn!

TTH - Tôi có thói quen dẫn bạn về nhà mẹ chơi ngay cả khi đã đi lấy chồng. Bạn bè, đứa nào đã đến nhà tôi chơi là bao năm sau vẫn hay hỏi về mẹ.

Bài học yêu thươngChuyện nhân mùa Vu lan

Trong mắt bạn, mẹ khắc khổ, tảo tần và hiếu khách. Mẹ đi chợ từ sớm nấu cả mâm cỗ đầy đãi bạn của con. Mẹ làm bánh rán, mổ gà thả đồi, nấu xôi ngon. Đến bữa mẹ gần như không ăn, gắp cho đứa này đứa kia, hỏi món canh có vừa không, món mặn có ngon không. Có hôm giữa trưa nắng mẹ còn đạp xe đi quanh xóm hỏi mua từng túm hồng bì, dâu da đất, nhãn lồng về “cho mấy đứa thưởng thức quà quê”. Lúc bạn của con ra về mẹ còn nhét vào túi chúng ít bánh trái quê nhà vừa làm còn nóng hổi. Thỉnh thoảng mẹ có hỏi thăm về bạn bè của các con mình. Hương đã lấy chồng chưa? H. làm thụ tinh ống nghiệm có được không?                    

Suốt mấy chục năm rất ít khi tôi thấy bạn của mẹ đến nhà chơi. Từ khi đi lấy chồng mẹ gần như không còn bạn nữa. Mặc cảm nghèo khó khiến mẹ không muốn gặp bạn bè. Ngày xưa mẹ là hoa hậu làng, da trắng bóc, tóc xoăn như tây, mũm mĩm dễ thương khiến bao nhiêu chàng trai theo đuổi.

Cực nhọc mưu sinh nuôi ba đứa con đi từ mùa hạn này đến mùa đói khác đã khiến mẹ tiều tùy đến mức bạn bè gặp lại đều khó nhận ra mẹ. Mẹ sợ ánh mắt xót xa của bạn bè dành cho mình. Nên mẹ cứ lầm lũi xó nhà, bạn bè cũ cũng mỗi người mỗi phận.

Bạn mẹ mổ sỏi thận nằm ở bệnh viện Bạch Mai cả tuần. Mẹ điện thoại kể đủ thứ chuyện rồi ngập ngừng bảo “nếu tiện con nhớ ghé thăm cô Hoa. Con cái không có, ốm đau không người chăm. Tội lắm. Mẹ mà không vướng trông các cháu thì đã bắt tàu xuống viện với cô rồi. Mà cô cũng hay hỏi thăm con lắm”. Tôi biết mẹ vốn tính ngại phiền con cháu. Nếu không phải vì cô Hoa hoàn cảnh thì chắc mẹ đã không nhờ tôi vào viện thăm. Nhưng công việc bận quá, ngày nào cũng từ mờ sáng đến tối muộn. Lúc xong việc thì đã hết giờ thăm bệnh nhân, tôi cứ khất lần nữa mãi, nay bảo để đến mai. Ngày cuối tuần tính thu xếp vào thăm cô thì bạn gọi rủ “qua nhà tớ nhờ tí”. Từ nhà bạn ra siêu thị, vào rạp chiếu phim, lạc vào phố cổ thế là hết một ngày. Tối mẹ điện báo cô Hoa đã về nhà. Mà thực ra cô không có nhà, ở tạm trong nhà người quen cũ. Mẹ nói “mai sẽ đón cô về nhà mình cho đến khi khỏe hẳn”. 

Hôm nay bạn của mẹ bay vào Sài Gòn làm giúp việc cho một gia đình người quen. Đây không phải là chuyến đi vài ngày hay vài tháng mà có thể rất lâu sau cô mới quay ra. Cũng có nghĩa sẽ rất lâu nữa mẹ mới có cơ hội được gặp lại bạn của mình. Tôi mường tượng ra cảnh mẹ nằm một mình trong phòng rưng rưng nhớ bạn...

Nhẽ ra chiều nay lúc đi qua sân bay tôi nên vào chào cô một tiếng. Để biếu cô vài trăm ngàn đi đường. Để nắm lấy tay cô dặn “mẹ con ở nhà buồn, cô nhớ thường xuyên liên lạc”. Để rủ rê “hay là cô ở lại đi, đâu thiếu việc để làm. Con tìm giúp”. Nhưng tôi thì luôn có lý do bận bịu. Đến lúc xe về trung tâm thành phố tôi đã nghĩ nếu yêu thương thật sự sẽ chẳng có bất cứ lý do nào ngăn cản. Mẹ luôn dành tình yêu vô bờ bến đối với các con. Yêu luôn cả bạn bè, đồng nghiệp đến hàng xóm của con. Nhưng con cái có mấy khi nghĩ đến những vui buồn của bố mẹ mình. Có mấy khi nắm níu lấy một mối quan hệ nào đó vốn rất quan trọng trong đời mẹ. Trong số chúng ta có mấy người từng hỏi bạn của mẹ là ai? Bạn của mẹ đang sống thế nào?

Vũ Thị Huyền Trang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Return to top