ClockThứ Ba, 27/11/2018 08:40

Miễn học phí nhưng phải kiểm soát được phụ phí

Việc miễn học phí cho trẻ mầm non và cấp THCS nên thực hiện ở những vùng miền khó khăn trước, có sự cân đối ngân sách và kèm theo kiểm soát phụ phí.

Nhiều chính sách thu hút thí sinhCấp 30 tỷ đồng miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biểnMiễn học phí đến cấp THCS sẽ hạn chế học sinh bỏ học vì khó khănCó nên bỏ miễn học phí cho sinh viên Sư phạm?

Có nên miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh cấp THCS hay không? Nếu miễn thì ngân sách Nhà nước có đủ để thực hiện được vấn đề này không và nên thực hiện như thế nào. Đây là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm khi đóng góp ý kiến cho Luật Giáo dục sửa đổi.

Đại biểu Phan Viết Lượng (ảnh: quochoi.vn)

Đại biểu Phan Viết Lượng (đoàn Bình Phước) nêu quan điểm, dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung quy định không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, quy định về điều kiện, lộ trình thực hiện thu học phí đối với học sinh THCS. Việc bổ sung chính sách này là cần thiết và rất có ý nghĩa, sẽ thúc đẩy phát triển giáo dục, tạo sự bình đẳng, mang lại cơ hội học tập cho người học.

Tuy nhiên, để miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi và cấp THCS thì Quốc hội cần rà soát, cân đối ngân sách nhà nước, điều chỉnh cơ cấu chi hợp lý, quyết tâm thực hiện miễn học phí phổ cập giáo dục trước năm 2020 theo như Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý nhà nước nhằm chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm trong huy động, sử dụng tài chính đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho phát triển giáo dục, không để các khoản thu ngoài học phí là nỗi sợ, gây bức xúc cho người học, phụ huynh học sinh.

Theo đại biểu Viết Lượng, nếu ngân sách Nhà nước chưa đủ để thực hiện miễn giảm học phí ở tất cả các đối tượng, tỉnh thành thì chúng ta nên ưu tiên miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện chính sách vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) nêu quan điểm, đề xuất miễn học phí ở cấp THCS đã từng được ngành Giáo dục đề cập. Tuy nhiên, vì điều kiện ngân sách của Nhà nước có hạn, còn nhiều ngành nghề khác cũng phải đầu tư nên chưa thể đáp ứng được.

Quốc hội cũng cần lưu ý đến vấn đề này, xem cách thức thực hiện như thế nào. Bởi vì đề xuất trên sẽ góp phần thúc đẩy càng nhiều học sinh đến trường học, không phải bỏ học giữa chừng.

Tuy nhiên, theo đại biểu Ngọ Duy Hiểu, trong khi ngân sách Nhà nước còn có hạn, nếu chọn giữa miễn học phí cấp THCS và bậc Mầm non thì việc ủng hộ miễn học phí ở cấp học Mầm non nên được thực hiện trước. Bởi vì đây là cấp học tiền đề để trẻ hình thành nhân cách. Vì thế trẻ cần được chăm sóc, phát triển.

Hiện nay, có nhiều gia đình đều có con ở độ tuổi mầm non nên việc miễn học phí ở cấp học này sẽ góp phần chia sẻ bớt khó khăn cho người dân. Về lâu dài, Chính phủ cần khéo léo bố trí ngân sách và thực hiện có lộ trình để miễn phí ở cấp học này. Trước tiên, chúng ta có thể tính toán giảm một phần, rồi tiến tới giảm hoàn toàn.

Sợ phụ phí hơn học phí

Đồng tình với việc miễn học phí cho học sinh trung học cơ sở để làm tốt công tác phổ cập, phân luồng học sinh nhưng đại biểu Cao Thị Giang (đoàn Quảng Bình) nêu quan điểm cần tính toán phần hụt ngân sách của các trường, bởi vì miễn học phí thì phần thu học phí bị giảm. Do hiện nay nhà trường được giữ lại một phần các khoản thu từ học phí và theo cơ chế phân bổ ngân sách của các trường là 18% chia cho hoạt động giáo dục, 82% chi cho thường xuyên.

Như vậy, nguồn ngân sách để chi cho hoạt động giáo dục là rất ít, do đó đề nghị cân nhắc để các trường không thiếu hụt nguồn ngân sách, gây khó khăn cho các hoạt động của nhà trường.

Góp ý để thực hiện chính sách này, đại biểu Cao Đình Thưởng (đoàn  Phú  Thọ) cho biết, miễn học phí đối với học sinh 5 tuổi và cấp THCS là 1 chính sách tốt. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều phụ huynh bảo với nhau là phụ phí mới lớn hơn học phí. Ở nhiều nơi, phụ huynh phải đóng góp các khoản ngoài học phí cao khiến cho họ khó có thể xoay sở lo cho con.

Theo đại biểu Cao Đình Thưởng, khi sửa đổi Luật Giáo dục cần nói thêm, làm rõ, kiểm soát chặt chẽ các khoản thu ngoài học phí ở trong trường học bên cạnh việc miễn học phí.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

Sáng 10/4, tại Trạm Y tế phường Thuỷ Biều, TP. Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Arpan Global, Hoa Kỳ tổ chức ngày hội sức khoẻ (Health Fair) năm 2024.

Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ
Phẫu thuật dị tật hàm mặt miễn phí cho 80 trẻ

Ngày 8/4, Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp cùng đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast (Tổ chức Interplast, Cộng hòa Liên bang Đức) phẫu thuật miễn phí cho các em nhỏ bị dị tật khe hở môi vòm miệng trong cả nước.

Phẫu thuật dị tật hàm mặt miễn phí cho 80 trẻ
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính
Return to top