ClockThứ Sáu, 23/12/2016 14:23

Mô hình giúp sinh viên y dược nâng cao kỹ năng

TTH - Được tham gia các hoạt động từ lý thuyết đến thực hành, từ cơ bản đến nâng cao, cùng giao lưu với các giáo sư, thầy thuốc đầu ngành dày dặn kinh nghiệm… đó là mô hình “Xây dựng CLB Tim mạch định hướng chuyên khoa cho sinh viên y dược” do CLB Tim mạch – Trường ĐH Y dược (ĐH Huế) triển khai.

Và giữa tháng 11, mô hình vinh dự có số lượt bình chọn nhiều nhất tại chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ GD-ĐT và Tập đoàn Thiên Long tổ chức.

Sân chơi chuyên ngành bổ ích

Mô hình này do nhóm giảng viên, bác sĩ, bác sĩ nội trú cùng các sinh viên năm cuối thực hiện. Trở về từ chương trình, chủ nhiệm đề tài, bác sĩ Ngoại Tim mạch – lồng ngực Nguyễn Văn Thảo vui mừng khi đề tài được quan tâm và bình chọn nhiều nhất từ cuộc thi. “Trước diễn biến phức tạp của tình hình bệnh tật, song hành với sự tiến bộ vượt bậc của y học thế giới, yêu cầu bắt nhịp với thời đại đòi hỏi sinh viên y khoa cần phải có một phương pháp học tập ưu việt và khoa học”, bác sĩ Thảo nói lý do mô hình CLB ra đời.

Ra đời vào tháng 6/2013, đây là một trong những mô hình CLB chuyên ngành đầu tiên của trường và của cả nước. Nhiều sinh viên tham gia CLB được giao lưu, học hỏi lẫn nhau các kiến thức, các kỹ năng lâm sàng liên quan đến chuyên ngành Tim mạch học; liên kết với các Hiệp hội Tim mạch, tạo điều kiện tham gia, tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên ngành có chất lượng cao; được cập nhật những tiến bộ y học trên thế giới, trao đổi kinh nghiệm với các nền y học tiên tiến nước ngoài trong bối cảnh hội nhập. Xen kẽ là hoạt động ngoại khoá nâng cao kỹ năng mềm thông qua các buổi học lâm sàng, khám từ thiện, tổ chức thi chuyên môn…

Sinh viên năm 6 Châu Thành Trung, vừa là thành viên, vừa đảm nhận vai trò nghiên cứu mô hình phát triển CLB nói rằng, phương pháp sinh hoạt của CLB không những kế thừa, phát huy những giá trị tốt đẹp của y học kinh điển, chú trọng đến phân tích, đánh giá lâm sàng tỉ mỉ trên từng bệnh nhân mà còn tiếp thu những kiến thức y khoa mới trong nước và thế giới, tạo cho sinh viên cái nhìn tổng quát và hướng tiếp cận, xử trí toàn diện. “Mô hình còn tạo môi trường giúp các thành viên rèn luyện tiếng Anh chuyên ngành để tự tin hơn trong quá trình tiếp cận kiến thức chuẩn thế giới cũng như giao lưu trao đổi với bạn bè quốc tế”, Trung nhấn mạnh.

Vai trò hội đồng khoa học

Một trong những điểm được đánh giá cao của mô hình này là vai trò của hội đồng khoa học. Đây được xem là “đầu não” của CLB, tập trung các bạn sinh viên y khoa. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Thảo, hội đồng khoa học phải thường xuyên trình bày chuyên đề lý thuyết và hướng dẫn các thành viên trong CLB khám lâm sàng, tiếp cận với bệnh nhân tại Trung tâm Tim mạch. Một điểm hay nữa đó là toàn bộ kiến thức cung cấp cho CLB từ lý thuyết đến thực hành đều được hội đồng khoa học phản biện, chỉnh sửa trước khi được cố vấn kiểm định.

Riêng với các thành viên, ngoài hoạt động chuyên ngành nghiên cứu tim mạch học, tùy theo năng lực và sở thích họ có thể đảm nhiệm thêm vị trí ở các phân ban khác như: Triệu chứng cơ bản, Nội tiết – Đái tháo đường, Cận lâm sàng, tiếng Anh chuyên ngành.

Đến thời điểm này, CLB có hơn 200 thành viên là sinh viên năm thứ 2 đến năm thứ 6 và được chia thành 7 nhóm nhỏ, sinh hoạt vào chiều chủ nhật hàng tuần. Những buổi sinh hoạt như vậy, CLB luôn tổ chức trình bày chuyên đề về tim mạch học và các vấn đề liên quan dựa trên cấu trúc chương trình đi từ cơ bản đến nâng cao đã được hội đồng khoa học soạn thảo và thông qua ý kiến của ban cố vấn. Những buổi sinh hoạt luôn nhận được rất nhiều ý kiến thảo luận sôi nổi của các thành viên trong và ngoài CLB tham dự.

Ngoài lý thuyết, nhạy bén về lâm sàng, giao tiếp với bệnh nhân, tiếp cận bệnh nhân một cách tổng quát và đối chiếu với lý thuyết đã được học là điểm nổi bật của CLB Tim mạch. Vì thế, các nhóm trong CLB còn được hướng dẫn đi thực tập lâm sàng. Dù nguồn kinh phí còn eo hẹp nhưng ban chủ nhiệm vẫn nhất trí đầu tư nhiều dụng cụ hiện đại như ống nghe tim 4 đầu, 2 đầu, búa phản xạ, máy đo huyết áp….”, bác sĩ Thảo cho biết.

Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Minh Đức, Bí thư Đoàn Trường đại học Y dược, ĐH - Huế tự hào rằng khi đây là một trong những CLB tổ chức nhiều mô hình hoạt động hay, hiệu quả. “Hiện nay, CLB hoạt động rất tốt. Phía nhà trường đã định hướng thêm về nghiên cứu khoa học, ít nhất mỗi năm có 3 đề tài. Bên cạnh đó, còn có các bài báo cáo bằng tiếng Anh, tiếng Pháp để nâng cao trình độ, phù hợp với xu hướng nghiên cứu toàn cầu hiện nay”, bác sĩ Đức cho hay.

PHAN THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em”

Ngày 14/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp chính quyền xã Hải Dương (TP. Huế) và mạnh thường quân tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em” với số lượng 600 con gà giống đến 20 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có con em trong độ tuổi đến trường.

Trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em”
“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top