ClockThứ Tư, 16/01/2019 14:48

Mô hình kinh doanh trong khởi nghiệp: Như hạt giống ban đầu...

TTH - “Nếu bắt tôi phải xếp hạng thứ tự 3 thứ quan trọng nhất khi mở một cửa hàng, tôi sẽ chọn ngay mô hình kinh doanh. Nhiều nhà hàng thất bại đơn thuần là do sai về mô hình kinh doanh. Mô hình kinh doanh mà sai thì đội ngũ đầu bếp, địa điểm và nhiều thứ khác đã chọn cũng sai theo”, Lê Quý Trung, người sáng lập thương hiệu Phở 24 chia sẻ.

Khởi nghiệp: “Từ ý tưởng đến gọi vốn”Người trẻ & khởi nghiệp

 Mô hình kinh doanh là yếu tố sống còn trong khởi nghiệp (Ảnh minh họa từ internet)

Tính khả thi

Trong 20 điều chia sẻ cùng người khởi nghiệp, ông Lê Quý Trung dành nhiều thời gian nói về mô hình kinh doanh. Theo ông, khởi nghiệp trong ngành nhà hàng, tất cả mọi thứ đều bắt đầu từ mô hình kinh doanh. Nó như hạt giống ban đầu được gieo xuống ruộng và làm nền để tính toán tất cả các thứ còn lại, từ khâu xây dựng, sửa chữa đến tuyển dụng nhân viên và tìm chọn mặt bằng. Nó cho khách hàng biết nhà hàng có gì khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, đồng thời thể hiện rõ tầm nhìn của người chủ.

Bàn về mô hình kinh doanh, người sáng lập Phở 24 nhấn mạnh vấn đề về tính khả thi. Dù kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào, mục đích cuối cùng là phải có lãi. Nếu dự toán ban đầu mà không thấy lãi thì phải dứt khoát từ bỏ. Nếu trên giấy mà chưa thấy lãi, làm gì có chuyện ra thực tế sẽ có, chưa kể hàng trăm thứ phát sinh và thứ gì cũng “đòi tiền”. Minh chứng điều đó, ông kể câu chuyện bản thân đã chần chừ như thế nào đối với dự án xây dựng chuỗi bánh mì kẹp thịt Việt Nam tại thị trường Úc.

“Mô hình kinh doanh đã có sẵn. Nguồn lực tài chính có sẵn. Thị trường cũng có sẵn, thậm chí là rất lớn. Chỉ có tính khả thi là chưa. Tính đi tính lại, tôi vẫn thấy mô hình kinh doanh của mình không có lãi. Hoặc có nhưng không đủ hấp dẫn để nhân rộng mô hình một cách thành công. Nên đành hẹn lại. Phải trải qua nhiều kinh nghiệm và cay đắng, tôi mới đủ bản lĩnh để nói không với một dự án chỉ hấp dẫn về mặt ý tưởng. Tôi cũng ngộ ra rằng, biết chờ đợi hay thậm chí rút lui đúng thời điểm là một nghệ thuật. Không thua là đã thắng rồi”, ông Trung dẫn chứng.

Không đao to, búa lớn

Đây lại là một câu chuyện khác liên quan đến ông chủ của chuỗi siêu thị Walmart, Sam Walton (Mỹ) được ông Lê Quý Trung kể lại. Hiện nay, Walmart có hơn 10.000 siêu thị ở 28 quốc gia và là một trong những tập đoàn có tổng doanh số lớn nhất thế giới. Điều thú vị là để khởi nghiệp, ông Sam Walton đã quyết định mua lại một cửa hàng bách hóa đang làm ăn thua lỗ. Ông đơn thuần tập trung vào công việc chăm sóc khách hàng và làm thế nào để cải thiện doanh thu. Cuối cùng, ông đã làm nên điều khác biệt là cửa hàng của ông đã quá thành công và nó không chỉ dừng lại ở một địa điểm. Không chỉ vậy, mô hình cửa hàng bách hóa thuở ban đầu đã được cải thiện, nâng cấp, thay hình đổi dạng để trở thành một chuỗi đại siêu thị mà đến chính người sản sinh ra nó cũng không bao giờ ngờ nổi. Con đường khởi nghiệp của Sam Walton đã bắt đầu như vậy. Không đao to búa lớn cũng không ly kỳ hấp dẫn như nhiều trường hợp khác. Nhưng những gì ông đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển hẳn làm cho nhiều doanh nhân phải ngả mũ.

Từ kinh nghiệm của bản thân mình, ông Lê Quý Trung có gợi ý với người trẻ khởi nghiệp ở Việt Nam, nên bắt đầu với xu hướng “nghĩ lớn – bắt đầu nhỏ”. Nghĩ lớn không hẳn là phải nghĩ đến những ý tưởng kinh doanh vĩ đại có thể thay đổi cả thế giới, mà là nghĩ đến một bức tranh rộng lớn hơn, một con đường dài hơn, bền vững hơn. Khi mở tiệm Phở 24 đầu tiên, ông Trung cũng chỉ tập trung làm sao để cửa hàng đông khách và hoạt động thành công. Rất lâu sau ông mới có được văn phòng “trong mơ”. Và tuy chỉ rộng vài ba chục m2, nhưng từ văn phòng của mình, ông Trung mới bắt đầu hình thành guồng máy tổ chức ngày càng bài bản hơn. Làm đến đâu hoàn chỉnh đến đó, từ khâu sản phẩm đến điều hành, quảng bá, tiếp thị. Mở một tiệm thành công, đông khách rồi mới mở đến tiệm thứ 2, thứ 3, chứ không cùng lúc mở nhiều tiệm. Mở cùng lúc nhiều tiệm có thể hoàng tráng, nhưng xác suất rủi ro vốn rất cao. Chưa kể, vì phải lo nhiều việc cùng lúc, người chủ sẽ dễ bị phân tâm, bị rời xa công việc cốt lõi nhất là phục vụ khách hàng, lắng nghe khách hàng và tìm kiếm khách hàng.  

“Cách làm của tôi cũng gần với khái niệm “khởi nghiệp tinh gọn” của Eric Ries. Nghĩa là làm đến đâu nghe phản hồi của khách, của thị trường rồi hoàn chỉnh đến đó. Tôi nghĩ đây là cách làm rất phù hợp với các bạn trẻ khởi nghiệp, vì nó tiết kiệm hơn, từ tiền bạc, thời gian và công sức”, ông Trung nhấn mạnh.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp

Nhằm khơi nguồn và phát triển những ý tưởng, sản phẩm sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, phát huy động lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ, cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) huyện Quảng Điền lần thứ I năm 2023” đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên trong toàn huyện tham gia và thu được những kết quả tốt đẹp.

Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp
Được & Mất

Nghe giới thiệu tưởng ngon lành, chuyên nghiệp lắm. Một lần này thôi nhé, lần sau dù có nhét vàng cũng cạch! …

Được  Mất
Giảm nghèo từ mô hình hỗ trợ sinh kế

Bằng nhiều giải pháp và cách làm cụ thể, thời gian qua số hộ nghèo trên địa bàn phường Đông Ba, TP. Huế ngày càng giảm, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) của thành phố.

Giảm nghèo từ mô hình hỗ trợ sinh kế
Chị Hà làm kinh tế

Từ miền Bắc xa xôi, theo chồng, chị Lê Việt Hà (sinh năm 1982) đã đến phường Phú Bài, TX. Hương Thủy để lập nghiệp. Gặp vô vàn khó khăn trong quá trình khởi nghiệp, nhưng chẳng nản lòng, chị Hà đã từng bước gầy dựng và phát triển kinh tế từ mô hình vườn ươm cây giống và vườn ao chuồng (VAC).

Chị Hà làm kinh tế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top