ClockThứ Tư, 02/08/2017 08:17

Mời đến để... đợi

TTH - Như thường lệ, tôi "can" giờ miễn sao đến trước 5 phút so với thời gian ghi trong giấy mời là được. Hôm đó, nhiều khách mời là cựu chiến binh lớn tuổi cũng đã đến đúng giờ.

Theo giấy mời thì 7h là bắt đầu, nhưng 7h30 chương trình vẫn chưa khởi động. Có lẽ 30 phút đầu phải đợi khách mời cũng không mấy ai phàn nàn vì vừa gặp người quen, hỏi dăm ba câu chuyện. Nhưng đến 30 phút đợi tiếp theo nhiều bác lớn tuổi bắt đầu tỏ ra không hài lòng.

Đó là một chương trình giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ mà thế hệ “già” đến đúng giờ, đợi mãi thế hệ trẻ chưa đến thì biết giáo dục cho ai. Có lẽ, ban tổ chức cũng sốt ruột nên khi quân số "xôm xôm" là tổ chức luôn mặc dù số lượng vắng vẫn rất nhiều. Người thuyết trình đang kể về lịch sử của dân tộc thì bị ngắt quãng vì một tốp áo xanh đến sau đang loay hoay tìm vị trí. Khi chương trình gần kết thúc, mọi người chuẩn bị ra về thì có thêm vài tốp áo xanh nữa hớt ha hớt hải chạy đến. Đây không phải là lần đầu tiên tôi được chứng kiến những “áo xanh” hình như không có khái niệm về thời gian.

Cũng là một lần được mời tới tham gia một hoạt động giáo dục truyền thống, dọn vệ sinh khu vực nghĩa trang của một đơn vị. Đến đúng giờ là điều đầu tiên thể hiện sự tôn trọng chủ nhà mà bất cứ khách mời nào cũng nên có. Nhưng khi đã đến đúng giờ thì phải chứng kiến cảnh ổn định tổ chức khá vất vả của “chủ nhà”. Những áo xanh xếp hàng trồi lên trụt xuống, ban tổ chức gào rát cổ cũng chẳng mảy may nhúc nhích, đến khi xếp được khá ngay ngắn thì những bạn đến sau lại chen lấn vào làm “biến dạng” đội hình. Tôi chợt nghĩ nếu đã biết thành viên của mình khó tập trung thì sao ban tổ chức không trừ hao vài chục phút để ổn định mà phải để khách mời chờ đợi, và chứng kiến những cảnh lộn xộn như vậy.

Nhiều khi vì những lí do khách quan mà những người khách vẫn sẵn sàng đợi trong tâm thế thoải mái và cảm thông. Nhưng với cái kiểu vô kỷ luật, không tôn trọng mọi người của một số bạn trẻ như vậy thì khó mà thông cảm. Mang trên mình màu áo xanh của đoàn viên thanh niên, lực lượng tiên phong, đi đầu… mà ngay cả ý thức đến đúng giờ cũng không có thì thử hỏi có thể mong đợi điều gì hơn?

Vy Vy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam

Chiều 17/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp Trường tiểu học Phú Tân (phường Thuận An, TP. Huế) tổ chức chương trình Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam.

Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống

Đối với cư dân Đông Nam Á nói chung, gắn với đời sống sông nước và truyền thống nông nghiệp lúa nước, lễ hội đua thuyền là một sinh hoạt văn hóa phổ biến, có lịch sử lâu đời, được thực hiện với mục đích chính là cầu ngư, cầu mưa, cầu an và thể hiện tinh thần thượng võ, vui chơi giải trí.

Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống
Return to top